Dr. Baumann VN

Arsenic là gì trong mỹ phẩm | Báo động nguy cơ đe dọa sức khỏe

DR BAUMANN VIETNAM - 01 tháng 01, 2024

Bạn có biết rằng arsenic, thành phần phổ biến trong mỹ phẩm lại có khả năng gây ung thư? Đây là một vấn đề cực kỳ đáng lo ngại và đã được cảnh báo từ các bệnh viện, báo đài chính thống trong và ngoài nước.  

Arsenic không chỉ gây tổn thương cho da mà còn có thể tích tụ trong cơ thể, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về sự an toàn của những sản phẩm mà chúng ta đặt niềm tin và sử dụng hàng ngày. Không thể lơ là trước mối đe dọa này! Hãy cùng Dr. Baumann tìm hiểu bản chất arsenic là gì, độc tính và cách sử dụng mỹ phẩm an toàn qua bài viết bên dưới!

arsenic

Arsenic là gì?

Arsenic là gì?

Arsenic (As), còn được gọi là asen hoặc thạch tín, là một kim loại nặng tồn tại trong tự nhiên và cũng có thể được tạo ra từ hoạt động công nghiệp. Dạng phổ biến nhất của arsenic là arsenic trioxide (As2O3), có dạng bột hoặc tinh thể trắng hoặc trong suốt.

arsenic la gi

Arsenic được kiểm tra trong phòng thí nghiệm

Do tính độc hại, arsenic và arsenic trioxide chỉ được sử dụng trong các ngành công nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. 

Nguồn gốc của arsenic có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau và việc kiểm soát và giám sát arsenic trong môi trường là rất quan trọng để đảm bảo an toàn. Arsenic có nguồn gốc từ khoáng sản, quá trình tinh chế đồng và chì, tự nhiên (đất, đá, nước ngầm) và hoạt động công nghiệp.

Arsenic trong mỹ phẩm có tác dụng gì?

Arsenic trong mỹ phẩm có thể tồn tại dưới dạng tinh khiết hoặc kết hợp với các nguyên tố khác để tạo thành các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ. Trong mỹ phẩm, arsenic có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, như chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm trắng da,... Arsenic có thể sẽ không xuất hiện ở bảng thành phần, vì nó chỉ là sự cố không mong muốn trong quá trình sản xuất.  

Nguyên nhân xuất hiện chất cấm Arsenic trong mỹ phẩm có thể được giải thích bởi quá trình kiểm soát từ nguyên liệu đầu vào, môi trường sản xuất, thiết bị và cả thành phẩm. Nếu quá trình kiểm soát không đủ chặt chẽ và không xử lý được nguy cơ này, việc vượt quá ngưỡng chất cấm có thể xảy ra. 

Đó là lý do tại sao nhiều sản phẩm mỹ phẩm vẫn bị phát hiện vượt quá ngưỡng chất cấm trong quá trình kiểm nghiệm ngẫu nhiên, mặc dù nhà sản xuất khẳng định chúng không được thêm vào thành phần sản phẩm.  

Tuy vậy, dù bất kể nguyên nhân nào, nhà sản xuất vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đầu ra của mình, ngay cả khi sản phẩm bị nhiễm tạp chất hoặc hóa chất cấm.

Arsenic trong mỹ phẩm độc như thế nào?

Mức độ ngộ độc của arsenic phụ thuộc vào nồng độ, thời gian và tần suất tiếp xúc, cũng như tình trạng sức khỏe và tuổi tác của người bị nhiễm. Một số tác dụng phụ của arsenic trong mỹ phẩm thường gặp nhất là:

Tổn thương da

Arsenic hay còn gọi là thạch tín độc như thế nào? Arsenic có thể gây kích ứng da, mẩn đỏ, ngứa, nổi mụn, bong tróc, đỏ da,... Các biểu hiện này có thể xuất hiện ngay sau khi sử dụng hoặc sau một thời gian dài tiếp xúc. 

arsenic la chat gi

Tình trạng dày sừng trên da

Ngoài ra, Arsenic còn ảnh hưởng đến chứng dày sừng, hình thành các lớp vảy, mảng da dày, màu vàng nhạt ở trên lòng bàn tay hoặc bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể lan ra và phát triển thành ung thư tế bào vảy. 

Ung thư da

Arsenic là một chất gây ung thư da được công nhận bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Arsenic có thể gây ra các biến đổi ở da, như sạm nám, vảy nến, ung thư da,... Các biểu hiện này có thể xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc với arsenic, đặc biệt mạnh hơn khi tiếp xúc thường xuyên với tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời.

Nguy hại cho các cơ quan khác

Arsenic không chỉ gây hại cho da, mà còn có thể hấp thụ qua da vào máu và lan truyền đến các cơ quan khác, như gan, thận, phổi, não,... Arsenic có thể gây ra các bệnh lý ở các cơ quan này, như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư thận, ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt,...

chat arsenic

Các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng khi tiếp xúc arsenic

Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Theo báo cáo phơi nhiễm nồng độ Arsenic, đánh giá cho thấy có mối liên quan mật thiết giữa độc chất này đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, khi tiếp xúc với Arsenic trong một thời gian có thể bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, như huyết áp cao, đau tim,... 

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Báo cáo phơi nhiễm arsenic cho thấy thành phần này có thể gây suy giảm nhận thức. Đặc biệt là đối với trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, chỉ số IQ thấp hơn. Tiếp xúc với arsenic lâu cũng có thể ảnh hưởng đến các bệnh lý thần kinh khác như ngứa ran, tê, yếu ở tứ chí. 

thach tin doc nhu the nao

Rối loạn lo âu khi sử dụng sản phẩm chứa arsenic

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, thành phần này có thể gây trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). 

Gây tử vong

Theo thông tư của Bộ y tế, có 3 kim loại nặng bị hạn chế trong mỹ phẩm là chì, thủy ngân và asen.  Arsenic có thể gây tử vong khi sử dụng vượt quá mức cho phép. Trong đó, chỉ 0,12 gram thạch tín có thể gây tử vong. Theo Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ, dư lượng thạch tín 50 phần tỷ trong nước uống - tức là hàm lượng được phép theo tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu - cũng gây nguy cơ ung thư ở 15 trên 1000 người sử dụng. 

Xu hướng lựa chọn mỹ phẩm thuần chay Bionome để chăm sóc da an toàn

Xu hướng lựa chọn mỹ phẩm thuần chay ngày càng trở nên phổ biến trong việc chăm sóc da. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc sử dụng các sản phẩm tự nhiên, không chứa các chất hóa học và không gây hại cho sức khỏe tổng thể.  

Trong số những thương hiệu mỹ phẩm thuần chay được ưa chuộng, Dr. Baumann luôn giữ được vị trí hàng đầu, được tin dùng tại hơn 48 quốc gia trên toàn thế giới. 

Dr. Baumann là một trong hiếm hoi những thương hiệu mỹ phẩm dám cam kết chỉ sử dụng thành phần mỹ phẩm chất lượng cao, nguồn gốc hữu cơ và không chứa các chất độc hại như arsenic, thủy ngân, chì,...  Trong hơn 300 sản phẩm đã ra mắt thị trường, bao gồm các sản phẩm an toàn từ trẻ nhỏ, trang điểm, chăm sóc da, dầu gội,... đều là bảo chứng cho chất lượng, sự an toàn dài lâu với sự minh bạch bảng thành phần từ Dr. Baumann. 

arsenic 1

Tiêu chuẩn Bionome cho làn da khỏe đẹp bền vững

Thay vì sử dụng các chất hóa học mạnh để làm đẹp, Bionome Dr. Baumann lựa chọn sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có độ tương thích tối đa với cấu trúc da tự nhiên.  

Các thành phần tự nhiên như dầu hạt jojoba, chiết xuất từ cây lô hội, vitamin E nguyên chất,... đều được hãng tinh chế nghiêm ngặt trong quy trình vô khuẩn. Các thành phần lành tính này sẽ mang đến hiệu quả cải thiện các vấn đề da một cách tối ưu, nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp từ sâu bên trong. 

Toàn bộ sản phẩm từ Dr. Baumann được nghiên cứu, phát triển bởi các chuyên gia chăm sóc da hàng đầu tại Đức - Thụy Sỹ, đáp ứng quy chuẩn “Khoa học làn da - Y học - Dược học”. Điều này đảm bảo da không gặp phải các tình trạng kích ứng, phản ứng tiếp xúc, ung thư, hay các biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể.  Bên cạnh đó, mỹ phẩm thuần chay Bionome Dr. Baumann cũng không được thử nghiệm trên động vật, không sử dụng bao bì vỏ hộp.

Bạn có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm của Bionome Dr. Baumann mà không gây tổn hại đến động vật hoặc môi trường sống chung.  Với cam kết về nguồn gốc thành phần, sự minh bạch về kiểm định thành phần, các sản phẩm thuần chay Bionome Dr. Baumann sẽ là lựa chọn thông minh cho những ai quan tâm đến sức khỏe và làn da của mình. Như vậy, bài viết trên từ Dr. Baumann đã giải đáp cho bạn về arsenic là chất gì cũng như độc tính của nó. 

Bạn có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ khi sử dụng sản phẩm nhiễm arsenic. Để loại trừ nguy cơ này, bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín, được kiểm định chất lượng. Dr. Baumann mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích dành cho bạn!

DR BAUMANN VIETNAM - 01 tháng 01, 2024
Bài viết kế tiếp:

Ethylparaben là gì, trong mỹ phẩm có hại không?

Một trong những thành phần thường gặp trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân là ethylparaben, với khả năng bảo quản mỹ phẩm hiệu quả. Tuy nhiên, sự phổ biến của ethylparaben cùng các nghiên cứu khoa học về chúng đã đặt ra câu hỏi: liệu thành phần này có thể gây hại cho sức khỏe chúng ta không?  
Hãy cùng Dr. Baumann bắt đầu khám phá về ethylparaben và những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến sức khỏe theo góc nhìn khoa học trong bài viết dưới đây nhé!

Ethylparaben

Ethylparaben là gì, trong mỹ phẩm có hại không?

Ethylparaben là gì?

Ethylparaben là este ethyl của axit p-hydroxybenzoic. Nó có dạng tinh thể hoặc bột nhỏ không màu. Ethylparaben thuộc vào nhóm các hợp chất được gọi là paraben (bao gồm methylparaben, butylparaben, isobutylparaben và propylparaben).
Ethylparaben đã được sử dụng rộng rãi trong các công thức mỹ phẩm như một chất bảo quản. So với các chất bảo quản khác, Ethylparaben được ưa chuộng vì hiệu quả cao, giá thành rẻ. 

Ethylparaben có tác dụng gì?

Ethylparaben thường được thêm vào sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân như một chất bảo quản. Chức năng chính của nó là ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và bảo vệ sản phẩm khỏi sự hủy hoại do nhiệt, ánh sáng và không khí. Sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là lotion và kem dưỡng da trong lọ, thường dễ bị nhiễm khuẩn vì chúng thường xuyên được mở nắp và tiếp xúc với da bằng ngón tay. 

Ethylparaben 3

Ethylparaben trong mỹ phẩm có tác dụng bảo quản 

Mỗi lần sử dụng lại tạo cơ hội cho vi khuẩn thâm nhập. Hơn nữa, thành phần như nước, dầu, peptide và carbohydrate trong các sản phẩm này cũng cung cấp môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. 
Vì vậy, sự hiện diện của chất bảo quản như Ethylparaben trong công thức giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Ethylparaben được xem là một lựa chọn thích hợp để đảm bảo sự ổn định và thời hạn sử dụng của sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc cá nhân. 

Tác hại của thành phần Ethylparaben

Sử dụng Ethylparaben làm chất bảo quản trong mỹ phẩm đã gây ra tranh cãi kéo dài trong nhiều năm, với nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần này tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe. 

Gây rối loạn nội tiết tố

Ethylparaben, chất bảo quản thường thấy trong mỹ phẩm đang nhận nhiều tranh cãi xoay quanh nguy cơ rối loạn nội tiết tố. Một nghiên cứu năm 1998 đã phát hiện ra rằng Ethylparaben có thể tác động như hormone estrogen, nhưng ở mức độ rất yếu, thấp hơn estrogen tự nhiên tới 10.000-2.500 lần.  
Nghiên cứu này cho biết rằng Ethylparaben có thể làm mất cân bằng hormone, gây ra các vấn đề liên quan đến nội tiết tố khi sử dụng ở nồng độ vượt phép. 

Ethylparaben 6

Ethylparaben trong mỹ phẩm gây mất cân bằng hormone 

Hiện tại, các cơ quan kiểm duyệt thành phần vẫn đang nghiên cứu thêm về Ethylparaben, đặc biệt là trên người, để đưa ra công bố chắc chắn hơn về độc tính của nó. 

Gây ung thư vú

Nghiên cứu năm 2004 về Ethylparaben đã gây sự chú ý bằng việc phát hiện các dẫn xuất paraben, bao gồm ethylparaben có chứa trong các mẫu thử phát hiện khối u vú.

Ethylparaben 4

Ethylparaben tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư vú

Nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng trong việc cảnh báo người tiêu dùng về nguy cơ ảnh hưởng đối với sức khỏe. Hiện, các cơ quan đang tiếp tục nghiên cứu về tác hại này của Ethylparaben về mối liên quan đến ung thư vú.

Kích ứng da

Ethylparaben có khả năng gây kích ứng và dị ứng da, và điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có làn da nhạy cảm như những người dễ bị chàm hoặc viêm da.  Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Ethylparaben có thể gây kích ứng da, đặc biệt khi da đã bị tổn thương hoặc có các vết thương hở. 
Do đó, nếu bạn có vùng da bị tổn thương, tránh sử dụng sản phẩm chứa Ethylparaben trên vùng đó là lựa chọn tốt nhất.  Điều này cũng giải thích tại sao Ethylparaben không được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da đặc biệt như kem bôi hydrocortisone hoặc thuốc mỡ kháng sinh dùng trên da bị tổn thương hoặc viêm.

Ethylparaben 2

Ethylparaben gây ra các phản ứng tiếp xúc trên da 

Quy định an toàn về thành phần Ethylparaben

Nồng độ chuẩn của Ethylparaben trong mỹ phẩm thường dao động từ 0,01% đến 0,3% và chúng thường được quản lý chặt chẽ ở cả Châu Âu và Hoa Kỳ. Do đó, việc sử dụng Ethylparaben trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm được giới hạn ở mức nồng độ thấp nhất. 

Ethylparaben 1

Ethylparaben được cho phép sử dụng ở nồng độ thấp 

Nếu bạn sử dụng một lượng lớn sản phẩm chứa Ethylparaben, bạn có thể tiếp xúc với nồng độ Ethylparaben cao hơn bình thường, điều này có thể làm tăng nguy cơ gây kích ứng da. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có làn da nhạy cảm.

Xu hướng thay thế chất bảo quản hóa học thành chất bảo quản tự nhiên trong mỹ phẩm

Trước những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc cá nhân chứa dẫn xuất ethylparaben, người tiêu dùng thông thái đã dần chuyển hướng sang tin chọn các dòng sản phẩm thuần chay, không chứa các thành phần hóa học. 

Ethylparaben 5

Mỹ phẩm thuần chay đang dần được tin chọn thay thế các thành phần hóa học

Sản phẩm chứa chất bảo quản tự nhiên thích hợp với xu hướng này và đảm bảo làn da được chăm sóc một cách tự nhiên. Mang đến các lợi ích đáng kể như:
  • An toàn cho làn da: Chất bảo quản tự nhiên ít gây kích ứng sưng, đỏ, hoặc ngứa, đặc biệt là không làm suy yếu hàng rào bảo vệ da khi sử dụng lâu dài. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có làn da nhạy cảm, cơ địa mẫn cảm, giúp duy trì làn da khỏe mạnh và tránh tối đa các tác động tiêu cực.
  • An toàn cho sức khỏe: Sử dụng các chất bảo quản tự nhiên giúp giảm nguy cơ tác động phụ lên cơ thể, các lo ngại về nguy cơ ung thư, rối loạn nội tiết,... sẽ được loại bỏ. Mang lại trải nghiệm sử dụng sản phẩm hiệu quả, an toàn và an tâm hơn. 
  • An toàn với môi trường: Chất bảo quản hóa học có thể gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường. Chọn mỹ phẩm chứa chất bảo quản tự nhiên cũng đang góp phần bảo vệ môi trường sống xanh. Bởi, các chất bảo quản tự nhiên thường dễ phân hủy hơn, giúp giảm thiểu tác động xấu lên môi trường.

Tiêu chuẩn Bionome 8-0 từ Dr. Baumann đề cao các thành phần an toàn cho da

Tiêu chuẩn Bionome là một trong những tiêu chuẩn tiên phong trong việc từ chối sử dụng các chất bảo quản hóa học, hương liệu,... và tất cả các thành phần nguy hại cho sức khỏe. Theo từ điển tiếng Đức, Bionome được định nghĩa là "khoa học về các quy luật của cuộc sống". 

Ethylparaben 7

Dr. Baumann kiên định tuân thủ tiêu chuẩn Bionome trong suốt 33 năm hoạt động

Thương hiệu dược mỹ phẩm Dr. Baumann nổi tiếng tại Đức - Thụy Sỹ đã nghiên cứu và áp dụng tiêu chuẩn này cho toàn bộ các sản phẩm của hãng. Tiêu chuẩn Bionome đặt ra những nguyên tắc sau:
  • Không sử dụng dẫn xuất paraben và các chất bảo quản hóa học khác (vì có khả năng gây dị ứng cao, tiêu diệt tế bào, gây ung thư và độc tố sinh sản).
  • Không sử dụng hương liệu (Chất này có khả năng gây dị ứng, kích ứng da mức độ cao).
  • Không sử dụng dầu khoáng và sáp gốc dầu mỏ (Gây mất cân bằng da và hư hại hàng rào bảo vệ tự nhiên của da).
  • Không sử dụng bộ lọc UV hóa học độc hại (Chúng có khả năng gây dị ứng cao, nguy cơ gây ung thư).
  • Không sử dụng chất tạo màu hóa học (Chất gây kích ứng da, ung thư, nổi mụn và có thể gây rối loạn tăng động giảm chú ý - ADHD).
  • Không sử dụng oxygen (vì làm da tiết nhiều dầu, dễ lão hóa).
  • Không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và không thực hiện thử nghiệm trên động vật. (Dẫn xuất này khiến da dễ kích ứng).
  • Không sử dụng bao bì và rác thải khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường.
Sau hơn 33 năm hoạt động và phát triển, Dr. Baumann không ngừng lan tỏa thông điệp “Làn da chỉ khỏe đẹp khi sử dụng thành phần an toàn”. Đây không chỉ là thông điệp làm đẹp, nó còn là giá trị nhân văn, đề cao sức khỏe người tiêu dùng từ Dr. Baumann.  
Tóm lại, Ethylparaben ngoài khả năng bảo quản hiệu quả vẫn gây lo ngại về tác động tiêu cực lên làn da và sức khỏe. Để an tâm chăm sóc da, người tiêu dùng thông thái nên chọn các sản phẩm thuần chay chuẩn Bionome. Tiêu chuẩn này sẽ mang đến lời cam kết an toàn và vẻ đẹp thực sự cho làn da của bạn. Dr. Baumann chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc! 
/