Ung thư hắc tố là loại ung thư ác tính phát triển từ các tế bào sản xuất melanin. Bên cạnh việc xuất hiện trên da, ung thư hắc tố cũng có thể phát triển ở các vị trí khác như mắt hoặc đôi khi là cơ quan nội tạng như ruột.
Hiện nay, nguy cơ mắc ung thư hắc tố da đang tăng đáng kể đối với những người dưới 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Việc hiểu biết về các triệu chứng báo hiệu của ung thư da có thể giúp chẩn đoán sớm các biến đổi ác tính trên da và điều trị kịp thời để tránh tình trạng di căn ung thư.
Nguy cơ gây ung thư hắc tố, bạn cần tránh
1. Ung thư hắc tố là gì?
Ung thư hắc tố còn được gọi là ung thư tế bào hắc tố (melanoma). Đây là loại ung thư da nghiêm trọng nhất xảy ra khi tế bào sản xuất hắc tố (melanocytes) phát triển thành khối u ác tính. Ung thư hắc tố có khả năng di căn rất cao. Khối u ác tính của ung thư hắc tố có thể hình thành trên da hoặc các cơ quan khác nhưng rất hiếm, ví dụ như ở mắt, mũi hoặc cổ họng.
Ung thư hắc sắc tố là gì?
2. Nguyên nhân dẫn đến ung thư hắc tố da
Ung thư hắc tố có thể phát triển khi xuất hiện vấn đề với hoạt động sản xuất melanin của các tế bào hắc tố. Theo cơ chế tự nhiên, các tế bào mới liên tục thay thế cho các tế bào cũ bằng cách đẩy chúng lên bề mặt da để tự sừng hóa và bong tróc. Tuy nhiên, khi xuất hiện tổn thương ADN trong một số tế bào hắc tố, quá trình phát triển này sẽ mất kiểm soát và dẫn đến sự hình thành của khối u ác tính.
Các chuyên gia cho rằng khối u ác tính có thể hình thành do sự điều này có thể xảy ra do sự kết hợp của cả yếu tố môi trường và di truyền. Trong đó, các yếu tố số rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư hắc tố bao gồm:
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức hoặc không được bảo vệ trong môi trường nhiều tia cực tím.
- Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu do mắc phải một căn bệnh nào đó hoặc đang sử dụng thuốc.
- Cơ thể có nhiều nốt ruồi thì nguy cơ mắc khối u ác tính càng cao, đặc biệt là những nốt ruồi có kích thước lớn.
- U thư hắc tố ác tính xảy ra thường xuyên hơn ở những người có da trắng, mắt màu sáng và tóc sáng hoặc đỏ.
- Đã từng mắc ung thư da hắc tố hoặc không hắc tố thì nguy cơ tái phát hoặc phát triển ung thư hắc tố cao hơn trong tương lai.
- Gia đình có người mắc ung thư hắc tố, nghiên cứu cho thấy cứ 10 bệnh nhân thì có một người trong gia đình cũng mắc bệnh.
Ung thư hắc tố xảy ra khi ADN trong tế bào hắc tố bị tổn thương
3. Triệu chứng của ung thư hắc tố da
Ung thư hắc tố thường không có triệu chứng cụ thể, tuy nhiên dấu hiệu đầu tiên để nhận biết căn bệnh nguy hiểm này trên da xuất hiện các nốt ruồi mới hoặc các nốt ruồi cũ bị thay đổi về hình dạng và màu sắc. Cụ thể:
- Kích thước nốt ruồi ngày càng lớn với hình dạng bất thường, không đối xứng hoặc tăng chiều cao.
- Màu sắc của các nốt ruồi thay đổi thành nhiều sắc thái khác nhau hoặc trở nên lốm đốm, không đều màu.
- Trong những trường hợp nặng hơn, các nốt ruồi có thể gây ngứa, đau rát và chảy máu.
Ngoài sự thay đổi về các nốt ruồi, ung thư hắc tố còn được nhận biết bởi sự xuất hiện vùng da sẫm màu ở các khu vực khó quan sát hơn như dưới móng tay, bên trong miệng, xung quanh âm đạo hoặc hậu môn.
Lưu ý: Các nốt ruồi và đốm nâu có thể thể hình thành và thay đổi trong giai đoạn từ thời thơ ấu đến thanh thiếu niên và trong thời kỳ mang thai. Điều này là hoàn toàn tự nhiên, tuy nhiên nếu các nốt ruồi mới phát triển ở người lớn thì cần được bác sĩ kiểm tra để phát hiện ung thư hắc tố kịp thời.
Nốt ruồi phát triển bất thường có thể là dấu hiệu của ung thư hắc tố
4. Ung thư hắc tố da chẩn đoán và điều trị như thế nào?
4.1. Chẩn đoán ung thư hắc tố
Bước 1: Kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng
Bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán ung thư hắc tố là xác định sự thay đổi của các nốt ruồi, đốm đen, đốm nâu được cho là dấu hiệu của khối u ác tính. Bác sĩ sẽ sử máy soi da để xem xét và đánh giá sự thay đổi dựa trên tiêu chuẩn ABCDE. Cụ thể như sau:
- A - Tình trạng không đối xứng, không đều
- B - Đường viền (các cạnh không bằng phẳng hoặc có hình vỏ sò)
- C - Màu sắc (các sắc thái và mảng màu khác nhau)
- D - Đường kính (thường trên 6mm)
- E - Trạng thái phát triển (thay đổi và lớn lên).
Bước 2: Sinh khiết da
Nếu bác sĩ nghi ngờ một điểm trên da của bạn có thể là khối u ác tính, sinh thiết cắt bỏ sẽ được thực hiện với việc loại bỏ toàn bộ điểm đó. Sau đó, điểm được loại bỏ sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi bởi một chuyên gia để xem liệu có bất kỳ tế bào ung thư nào không.
Bước 3: Kiểm tra hạch bạch huyết
Nếu đã chẩn đoán mắc ung thư hắc tố, bác sĩ có thể thực hiện bổ sung kiểm tra hạch bạch huyết xung quanh khối u ác tính. Việc này giúp xác định ung thư đã di căn quan các bộ phận khác của cơ thể hay chưa. Nếu bác sĩ nghi ngờ có khối u ác tính, sinh khiết mẫu tế bào lấy từ hạch bạch huyết có thể được thực hiện.
Bước 4: Xác định giai đoạn ung thư
Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của khối u ác tính ở bệnh nhân. Giai đoạn của khối u ác tính được đánh giá dựa trên độ dày theo thang điểm cụ thể như sau:
- Giai đoạn 0 nhỏ hơn 0,1mm.
- Giai đoạn I nhỏ hơn 2mm.
- Giai đoạn II lớn hơn 2mm.
- Giai đoạn III lan đến các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn IV lan sang vùng da hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Thực hiện sinh khiết da để chẩn đoán ung thư hắc tố da
4.2. Điều trị ung thư hắc tố
Khối u ác tính giai đoạn đầu
Phẫu thuật cắt bỏ cục bộ trên diện rộng được sử dụng cho các khối u ác tính mỏng (thường có kích thước từ 5mm đến 10mm). Ở những bệnh nhân đã sinh khiết hạch bạch huyết, bác sĩ có thể loại bỏ cả hạch bạch huyết đầu tiên mà khối u ác tính đã lan đến.
Sau khi hoàn thành phẫu thuật, hiện tượng phù bạch huyết có thể xảy ra với các biểu hiện sưng cơ, nách hoặc khu vực dưới đùi. Trong trường hợp nghi ngờ khối u ác tính có thể quay trở lại, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân sử dụng các phương pháp điều trị bổ sung như liệu pháp miễn dịch hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu.
Điều trị ung thư hắc tố bằng phương pháp phẫu thuật
Khối u ác tính giai đoạn cuối
Để điều trị khối u ác tính đã lan đến các hạch bạch huyết, cơ quan nội tạng hoặc xương, bệnh nhân có thể được phẫu thuật, xạ trị hoặc thực hiện liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Phụ thuộc vào bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng, phẫu thuật có thể áp áp dụng cho khối u ác tính đã di căn đến các vùng khác của da hoặc các cơ quan khác.
- Xạ trị: Xạ trị có thể hữu ích đối với một số dạng u ác tính, được sử dụng khi ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, sau phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư quay trở lại hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị giảm nhẹ.
- Liệu pháp nhắm mục tiêu: Liệu pháp điều trị bằng thuốc được sử dụng cho các khối u ác tính đã lan sang các cơ quan khác hoặc tái phát sau khi điều trị. Các loại thuốc được sử dụng trong phương pháp này giúp tiêu diệt các đột biến khiến khối u ác tính phát triển và lan rộng, đồng thời giảm thiểu tác hại đối với các tế bào khỏe mạnh.
- Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp điều trị bằng thuốc có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch để phát hiện và chống lại các tế bào ung thư khối u ác tính. Các loại thuốc đã được cấp phép bao gồm Ipilimumab, nivolumab và pembrolizumab.
- Chăm sóc giảm nhẹ: Chăm sóc giảm nhẹ nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bằng cách làm chậm sự lây lan của khối u ác tính, làm giảm đau và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Phương pháp điều trị này có thể bao gồm xạ trị và các liệu pháp điều trị bằng thuốc khác.
5. Ung thư da hắc tố sống được bao lâu?
Theo số liệu thống kê, tiên lượng sống của bệnh nhân mắc ung thư hắc tố nói riêng và ung thư da nói chung thay đổi dựa theo giai đoạn bệnh. Cụ thể như sau:
- Nếu phát hiện và điều trị bệnh vào giai đoạn khu trú, 99% bệnh nhân có thể sống được 5 năm.
- Nếu phát hiện và điều trị bệnh vào giai đoạn di căn gần, 68% bệnh nhân có thể sống được 5 năm
- Nếu phát hiện và điều trị bệnh vào giai đoạn di căn xa 30% bệnh nhân có thể sống được 5 năm.
Ung thư hắc tố sống được bao lâu?
6. Một số cách phòng ngừa bệnh ung thư da hắc tố
Để giảm nguy cơ ung thư hắc tố cũng như các loại ung thư da khác, các biện pháp được khuyên dùng bao gồm:
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào giữa ngày, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Thoa kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất là 30, ngay cả trong những ngày ít nắng. Bạn nên thoa một lượng kem chống nắng vừa đủ và thoa lại sau mỗi hai giờ hoặc thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc đổ mồ hôi.
- Bảo vệ làn da khi tiếp xúc với ánh nắng bằng quần áo chống nắng đồng thời đội mũ rộng vành và kính râm chống tia UVA và UVB.
- Tránh sử dụng đèn và giường tắm nắng vì chúng phát ra tia UV và có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
- Kiểm tra cơ thể thường xuyên để phát hiện những thay đổi ở nốt ruồi, tàn nhang, vết sưng và vết bớt hiện có.
Thoa kem chống nắng là biện pháp chống ung thư hắc tố hiệu quả nhất
Như vậy, giống như những loại ung thư khác, ung thư hắc tố vô cùng nguy hiểm với khả năng di căn đến các cơ quan khác của cơ thể. Bệnh nhân mắc ung thư hắc tố có thể được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp miễn dịch hoặc nhắm mục tiêu. Để phòng ngừa căn bệnh ác tính này, biện pháp tốt nhất là tăng cường bảo vệ da trước tác động của bức xạ tia cực tím. Những thông tin mà Dr. Baumann cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, do đó để tìm hiểu thêm về ung thư hắc tố, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia và bác sĩ có chuyên môn.