Sở hữu đôi má hồng hào được xem là điều may mắn đối với phái đẹp. Đặc điểm này khiến gương mặt bạn trông ngây thơ, trong sáng hơn. Nhưng trong những trường hợp không may, mặt bị đỏ 2 bên má lại là dấu hiệu cho thấy làn da đang gặp vấn đề hoặc cơ thể đang mắc một căn bệnh nào đó.
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mặt bị đỏ 2 bên má
Tình trạng mặt bị đỏ 2 bên má là bị gì?
Mặt bị đỏ 2 bên má là tình trạng má bị ửng đỏ hoặc ửng hồng, kèm theo cảm giác ấm hoặc nóng bừng. Đối với nhiều người, tình trạng này xảy ra vì những lý do lành tính, chẳng hạn di truyền hoặc cơ thể đang cố gắng làm ấm da khi trời lạnh.
Tuy nhiên, mặt bị ửng đỏ 2 bên má đôi khi là triệu chứng của bệnh về da và các tình trạng sức khỏe khác. Do đó, khi bạn nhận thấy 2 bên má đột nhiên chuyển sang màu hồng hoặc đỏ thì trước tiên cần xác định nguyên nhân. Sau đó mới tìm kiếm biện pháp chữa trị thích hợp để giúp làm giảm đỏ và các triệu chứng đi kèm.
2 bên má bị đỏ có thể do di truyền hoặc các vấn đề sức khỏe
Nguyên nhân mặt bị ứng đỏ 2 má
Yếu tố thời tiết
Da mặt bị đỏ 2 bên má là hiện tượng thường gặp khi tiếp xúc với không khí quá lạnh, nhất là ở người có làn da trắng sáng. Ngược lại, nếu bạn hoạt động dưới trời nắng gắt quá lâu thì cũng không tránh khỏi việc mặt bị ửng đỏ hoặc cháy nắng.
Giãn mao mạch
Giãn mao mạch là hiện tượng các mạch máu nhỏ nằm gần bề mặt da bị giãn nở, khiến chúng hiện rõ và làm ửng đỏ cả khu vực. Lão hóa do ánh sáng và nhiễm corticoid trong mỹ phẩm kém là những nguyên nhân phổ biến gây giãn mao mạch trên mặt.
Bị mụn viêm trên má
Mụn ở má vô cùng phổ biến. Chúng xuất hiện khi lỗ chân lông tại khu vực này bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng, tình trạng viêm nhiễm sẽ trở nặng và khiến hai má ngày càng đỏ, sưng tấy và đau đớn.
Giãn mao mạch khiến má ửng đỏ
Thời kỳ mãn kinh
Nóng bừng và đỏ mặt thường xảy ra khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Cảm giác nóng bừng có thể kéo dài từ 30 giây đến 10 phút. Theo ý kiến của nhiều bác sĩ, sự suy giảm estrogen khiến vùng dưới đồi trong não cảm nhận được sự gia tăng nhiệt độ trong cơ thể. Điều này dẫn đến phản ứng đổ mồ hôi và đỏ bừng nhằm hỗ trợ hạ nhiệt.
Tác dụng phụ của thuốc
Mặt bị ửng đỏ có thể là tác dụng phụ khi uống một số loại thuốc. Đây là kết quả khi các thành phần trong thuốc phản ứng với histamine, một chất hóa học được hệ thống miễn dịch giải phóng. Các loại thuốc có thể gây đỏ bừng bao gồm thuốc bổ sung niacin, thuốc huyết áp, thuốc trợ tim nitroglycerin, thuốc kháng sinh vancomycin,...
Uống một số loại thuốc có thể làm mặt bị ửng đỏ
Phản ứng với thực phẩm
Thức ăn cay, nước sốt nóng, ớt, gia vị đều có thể gây giãn mạch ở mặt và dẫn đến đỏ bừng tạm thời. Đối với người có cơ địa nhạy cảm, sữa, sô cô la và trái cây họ cam quýt là những thủ phạm khác gây ra tình trạng đỏ bừng mặt sau bữa ăn.
Uống rượu
Nhiều người bị đỏ bừng má sau khi uống rượu. Quá trình xử lý rượu trong cơ thể tạo ra một hợp chất gọi là acetaldehyde. Khi không được xử lý hết, acetaldehyde sẽ tích tụ trong máu. Sau đó nó làm giãn mạch máu ở mặt và có thể gây ra các triệu chứng khác như buồn nôn, chóng mặt và đau đầu.
Ăn đồ cay nóng khiến mặt bị đỏ tạm thời
Mặt bị đỏ 2 bên má có thể là bị bệnh gì?
Chứng đỏ mặt (Rosacea)
Mắc bệnh rosacea là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến má đỏ bừng và nổi mẩn đỏ trông giống như mụn viêm. Tình trạng này có thể xảy ra do bất thường về mạch máu, phản ứng của da với vi khuẩn trên da, yếu tố di truyền,...
Bệnh chàm (Eczema)
Bệnh chàm xuất hiện dưới dạng các đốm phát ban khiến da đỏ, ngứa và sưng tấy. Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nhưng cũng có thể phát triển ở người lớn.
Bé bị đỏ 2 bên má do eczema
Bệnh Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn gây phát ban dưới dạng hình cánh bướm trên má. Khi bệnh bùng phát, vết phát ban có thể trông giống như vết cháy nắng.
Rối loạn nội tiết
Các rối loạn nội tiết như u tủy thượng thận hoặc hội chứng cushing cũng gây đỏ mặt. U tủy thượng thận rất hiếm gặp, căn bệnh này làm tăng huyết áp cực độ cùng với đỏ bừng mặt, nhức đầu, đánh trống ngực, tiêu chảy và đổ mồ hôi. Còn hội chứng Cushing khiến cơ thể sản sinh ra lượng cortisol cao. Điều này dẫn đến đỏ bừng mặt, khởi phát bệnh tiểu đường, tăng cân ở phần trên cơ thể và đánh trống ngực.
Rối loạn nội tiết khiến mặt bị đỏ
Để phục hồi da mặt bị đỏ 2 bên má cần bổ sung vitamin và chất gì?
Tùy thuộc vào lý do làm 2 bên má bị ửng đỏ mà bạn có thể xác định xem cần bổ sung cho da và cơ thể chất gì. Đối với các nguyên nhân bên trong thì biện pháp an toàn nhất là tìm đến bác sĩ chuyên khoa để giải quyết.
Trong trường hợp da bạn bị ửng đỏ do các yếu tố bên ngoài, Dr. Baumann xin gợi một số loại vitamin và dưỡng chất nên được thêm vào chế độ ăn uống và chăm sóc da hàng ngày. Chúng có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi da ửng đỏ do dị ứng, kích ứng và tổn thương.
- Niacinamide
Niacinamide là một dạng vitamin B3 giúp chống viêm và làm giảm ửng đỏ khi được sử dụng dưới dạng thoa và thực phẩm bổ sung. Hoạt chất này được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn trứng cá và bệnh rosacea. Ưu điểm lớn nhất của niacinamide là đặc tính nhẹ dịu, ngay cả làn da nhạy cảm cũng có thể dung nạp.
- Panthenol
Panthenol hay vitamin B5 là một chất có đặc tính chống viêm, giúp cải thiện độ ẩm, độ đàn hồi và vẻ ngoài mịn màng của da. Công dụng làm dịu mẩn đỏ, viêm và kích ứng của panthenol rất mạnh mẽ. Đặc biệt, loại dưỡng chất này còn giúp chữa lành vết thương và làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh chàm.
- Ceramide
Ceramide là chất cấu tạo nên lớp hoá sừng. Việc bổ sung ceramide giúp tạo ra một hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh. Điều này giúp khóa độ ẩm vào da, cải thiện tình trạng khô căng, kích ứng. Ceramide đặc biệt giúp bảo vệ lớp biểu bì của bạn khỏi tác nhân gây viêm nhiễm.
- Chiết xuất hoa cúc
Chiết xuất hoa cúc có đặc tính kháng khuẩn nên có thể giúp da chống lại một số loại vi khuẩn, nấm và vi rút. Thành phần này được chủ yếu sử dụng để giúp làm dịu làn da nhạy cảm và chế ngự tình trạng viêm da do cháy nắng, mẩn ngứa, mụn trứng cá.
- Chiết xuất hạt dẻ ngựa
Dầu hạt dẻ ngựa hoạt động như một chất chống viêm và làm dịu da thông qua khả năng hạn chế lưu lượng máu. Saponin trong dầu hạt dẻ ngựa là hợp chất chống viêm mạnh. Chức năng đặc biệt nhất của saponin là giúp làm giảm sự mỏng manh của mao mạch và ngăn chặn sự rò rỉ chất lỏng vào các mô xung quanh để hạn chế sưng tấy. Ngoài ra, các chiết xuất hạt dẻ ngựa còn giàu flavonoid, một chất chống oxy hóa mạnh cũng có tác dụng bảo vệ mạch máu.
Phục hồi da mặt bị đỏ 2 bên má bằng panthenol
Sử dụng sản phẩm chuyên dụng phục hồi da
Mua sản phẩm làm dịu, phục hồi da ửng đỏ rất dễ dàng nhưng không phải chúng đều mang lại hiệu quả như nhau. Đáng lo ngại hơn khi bạn có thể sử dụng nhầm sản phẩm chứa các thành phần có hại cho da và sức khỏe. Càng thoa càng khiến da ửng đỏ, nhạy cảm và mỏng manh hơn.
Được điều chế theo tiêu chuẩn thuần chay Bionome, tinh chất cô đặc Dr. Baumann Horse Chestnut là giải pháp đáng tin cậy cho làn da ửng đỏ. Sản phẩm giúp làm dịu nhanh các triệu chứng kích ứng đồng thời chữa lành các tổn thương và dưỡng da khỏe mạnh lên từng ngày.
Dr. Baumann là thương hiệu dược mỹ phẩm duy nhất trên thế giới tuân thủ tiêu chuẩn thuần chay Bionome. Sản phẩm của Dr. Baumann nổi tiếng sự lành tính cho da, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với động vật.
Mỗi một sản phẩm của thương hiệu đều được chính tay các bác sĩ da liễu Đức nghiên cứu và điều chế. Với lịch sử hoạt động trải dài hơn 33 năm, Dr. Baumann nhận được sự tin dùng của hàng triệu phụ nữ ở khắp 48 quốc gia khác nhau.
Tương tự như các sản phẩm khác trong hệ thống Bionome, tinh chất Dr. Baumann Horse Chestnut 100% không chứa chất bảo quản, hương liệu, chất tạo màu, dầu khoáng, chất chống nắng hóa học, dẫn xuất động vật và oxygen. Đi đôi với cam kết này, Dr. Baumann Horse Chestnut dung nạp tốt trên da bởi công thức chứa đến 80% chất giống hệt và 20% chất tương thích với cấu trúc da.
[spbv]https://drbaumann.vn/products/horse-chestnut-cho-da-mong-va-noi-gan-mau[/spbv]
Công dụng
Dr. Baumann Horse Chestnut là tinh chất dạng ampoule nên các hoạt chất bên trong có nồng độ rất đậm đặc. Sản phẩm mang lại hiệu quả cực kỳ nhanh chóng, giúp làm dịu và chữa lành da trong thời gian ngắn.
Không chỉ được khuyên dùng cho da ửng đỏ, tinh chất này còn là vị cứu tinh cho da bị tổn thương hoặc kích ứng sau điều trị bằng công nghệ cao.
Thành phần tuyệt vời nhất trong Dr. Baumann Horse Chestnut là chiết xuất hạt dẻ ngựa với công dụng giảm ngứa đỏ, cải thiện tuần hoàn máu và giãn mao mạch. Trong khi đó, hai chất dưỡng ẩm là hyaluronic acid và urea giúp bổ sung và giữ nước cho da. Thông qua đó củng cố hàng rào bảo tự nhiên và ngăn chặn tiết dầu thừa.
Bên cạnh đó, Dr. Baumann Horse Chestnut có tác dụng phục hồi và làm dịu da vô cùng mạnh mẽ nhờ có panthenol. Thành phần này có khả năng làm mềm mượt da, giảm viêm ngứa và thúc đẩy vết thương mau lành.
Một thành phần quan trọng khác trong Dr. Baumann Horse Chestnut là allantoin. Đây là hoạt chất đặc biệt phù hợp cho da nhạy cảm và kích ứng. Allantoin giúp chống oxy hóa, tăng tốc độ lành tổn thương, tái tạo tế bào, giảm viêm, làm mềm và mịn da.
Cảm nhận của khách hàng
Khách hàng đã sử dụng Dr. Baumann Horse Chestnut cho biết sản phẩm mang lại cảm giác dịu mát sau khi thoa lên da và không gây bết dính. Da trở nên mềm mịn và giảm thiểu kích ứng, mẩn đỏ và được làm dịu rõ rệt ngay vào sáng hôm sau. Dù tinh chất rất đậm đặc nhưng thấm rất nhanh vào da nên sử dụng được cả vào buổi sáng và buổi tối.
Lưu ý chăm sóc mặt bị ứng đỏ 2 má tại nhà
- Đối với những trường hợp như da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa hay má bị đỏ do bệnh, bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Luôn giữ vệ sinh da sạch sẽ bằng cách rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chạm tay lên mặt và sử dụng khăn mặt mềm sạch.
- Không để da tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh hoặc hóa cao, sử dụng nước mát để tắm và rửa mặt.
- Bảo vệ mặt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng được chỉ định bởi bác sĩ da liễu, đội mũ và mang kính râm khi đi dưới trời nắng, hạn chế ra ngoài vào trong khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Không vận động cơ thể quá mức hoặc tập các bài thể dục nặng vì mồ hôi và nhiệt từ cơ thể có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng đỏ mặt.
- Chăm sóc da hàng ngày bằng các sản phẩm lành tính, không chứa hoạt chất mạnh, chất gây kích ứng, dị ứng.
Mặt bị đỏ 2 bên má đôi khi là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Cho nên khi gặp phải tình trạng này, bạn tốt nhất hãy đi thăm khám ngay lập tức. Dù là do nguyên nhân gì thì các bác sĩ da liễu cũng sẽ giúp bạn tìm cách chữa trị hợp lý nhất.