Trước vấn đề cấp thiết này, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về Công văn 6577/QLD-MP ngày 13/4/2015 của Cục Quản lý Dược về tính an toàn của Paraben, MIT và các thành phần bảo quản hóa học khác để khuyến cáo người tiêu dùng.
Trong bài viết bên dưới, Dr. Baumann sẽ tổng hợp những nghiên cứu khoa học chuyên sâu về chất bảo quản mỹ phẩm cũng như tiết lộ các bí mật xoay quanh thành phần này. Tìm hiểu ngay nhé!
Sự thật về chất bảo quản mỹ phẩm
Chất bảo quản trong mỹ phẩm là gì?
Bất kỳ sản phẩm nào, từ sản phẩm dưỡng da, trang điểm, chăm sóc cá nhân,... đều “phụ thuộc” vào chất bảo quản. Các sản phẩm chứa nước như kem dưỡng, sữa rửa mặt,... có môi trường rất tốt để vi khuẩn, nấm mốc hình thành và sinh sôi làm sản phẩm nhanh hỏng.Chất bảo quản mỹ phẩm được chia thành 2 loại chính, bao gồm chất bảo quản hóa học và chất bảo quản tự nhiên. Mỗi loại sẽ có đặc tính cũng như ưu, nhược điểm riêng. Hiện nay, 99% các thương hiệu mỹ phẩm đều sử dụng chất bảo quản mỹ phẩm để mang lại các lợi ích sau:
- Kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm
- Ngăn ngừa, triệt tiêu sự hình thành và sinh sôi của vi khuẩn, nấm mốc
- Giảm thiểu các yếu tố gây ảnh hưởng đến kết cấu sản phẩm như phân hủy, tách lớp, biến đổi màu, mùi hương,...
- Giúp giữ nguyên độ tinh khiết của các thành phần trong sản phẩm, đem lại hiệu quả chăm sóc tốt nhất cho da.
Chất bảo quản là thành phần không thể thiếu trong mỹ phẩm
Các nghiên cứu khoa học về tác hại của chất bảo quản hóa học trong mỹ phẩm
Chất bảo quản hóa học tổng hợp được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da thông thường. Tuy nhiên, đây cũng chính là thành phần được cảnh báo nhiều nhất về nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng lâu dài. Bên dưới là tổng hợp các đánh giá khoa học:Nhóm Parabens
Nhóm chất bảo quản gốc -ben được sử dụng phổ biến, lâu đời nhất trong các sản phẩm mỹ phẩm với giá thành rẻ, hiệu quả bảo quản tốt. Đây là thành phần được tìm thấy trong các sản phẩm trôi nổi và cả những thương hiệu nổi tiếng. Trên thị trường hiện có 9 loại nhóm paraben phổ biến, bao gồm ethylparaben, isobutylparaben, methylparaben, phenylparaben, benzylparaben, butylparaben, pentylparaben, isopropylparaben và propylparaben.Parabens được cảnh báo nguy hiểm mức độ cao
Dù được sử dụng khá nhiều, nhưng nhóm parabens nhận được rất nhiều sự tranh cãi về tác hại đến làn da và sức khỏe. Trong số đó, cảnh báo của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) về 5 dẫn xuất paraben có khả năng gây ra các phản ứng tiếp xúc, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, rối loạn hệ nội tiết và nguy cơ gây ung thư vú nếu tích lũy lâu dài trong cơ thể.Sau những nghiên cứu đáng quan ngại về nhóm chất paraben, các nước Châu Âu cùng các nước Asean đã cấm sử dụng các hoạt chất benzylparaben, phenylparaben, ,isopropylparaben, isobutylparaben và pentylparaben để bảo quản các sản phẩm làm đẹp.
Formaldehyde
Formaldehyde được các nhà sản xuất mỹ phẩm đặc biệt ưa chuộng, nhờ khả năng bảo quản phổ rộng, giá thành rẻ. Theo đó, FDA và Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đã công bố Formaldehyde trong mỹ phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng đúng nồng độ.Quy định nồng độ của Formaldehyde được sử dụng tối đa 0,2% trong mỹ phẩm tại Châu Âu. Trong bảng thành phần mỹ phẩm, các sản phẩm chứa nồng độ vượt quá 0,05% đều dán nhãn cảnh báo “có chứa Formaldehyde”.
Formaldehyde bị cấm sử dụng ở một số quốc gia
Trong khi đó, tại Nhật Bản lại có các nghiên cứu tiêu cực về thành phần này. Hiện, chất bảo quản Formaldehyde đã bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân,... Formaldehyde cũng có thể được sinh ra từ quá trình phản ứng hợp chất và giải phóng Formaldehyde. Những chất giải phóng Formaldehyde thường gặp nhất là Qu Parentium-15, DMDM Hydantoin, Diazolidinyl Urea and Imidazolidinyl Urea. Theo các nghiên cứu, các chất giải phóng này có nguy cơ gây dị ứng, phản ứng tiếp xúc mức độ cao.Triclosan
Triclosan (TriChloro Hydroxy Diphenyl Ether) là thành phần bảo quản thường được tìm thấy trong kem đánh răng, xà phòng, chất tẩy rửa,... FDA đang nghiên cứu thành phần này, nhưng hiện chưa có các cơ sở dữ liệu chắc chắn để khẳng định về mức độ an toàn của Triclosan.Các nghiên cứu ngắn hạn tại Châu Âu về Triclosan đã công bố rằng, Triclosan có thể tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn hormone tuyến giáp. Việc sử dụng các sản phẩm chứa chất kháng khuẩn Triclosan lâu dài cũng có thể gây ra phản ứng ngược, làm cho vi khuẩn kháng sinh hình thành và sinh sôi nhiều hơn.
Triclosan thường được tìm thấy trong các sản phẩm tẩy rửa
Tại các quốc gia Châu Âu, Triclosan đang dần được thay thế bởi các nghiên cứu về nguy cơ ảnh hưởng đến hệ nội tiết, nguy cơ suy yếu tim, xương khớp và gây hại cho trẻ em. Bên cạnh đó, độc tính môi trường của Triclosan cũng không hề nhỏ, gây hại đến tảo và cá heo,...Methylisothiazolinone/ Methylchloroisothiazolinone
Methylisothiazolinone/ Methylchloroisothiazolinone là hỗn hợp kết hợp, được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm gốc nước để kháng khuẩn, nấm và nấm men.Theo nghiên cứu chuyên sâu từ FDA về thành phần bảo quản Methylisothiazolinone/ Methylchloroisothiazolinone, nó gây dị ứng, phản ứng tiếp xúc như bỏng nhẹ, nổi mẩn đỏ, kích ứng, ngứa rát,... khi sử dụng ở nồng độ cao.
Methylisothiazolinone/ Methylchloroisothiazolinone được tìm thấy dưới nhiều danh pháp khác nhau
Theo khuyến cáo từ FDA, bạn nên tránh những sản phẩm có bảng thành phần chứa các tên gọi như 5-chloro-2-methyl-4-isothiazolin-3-one hydrochloride, 5-chloro-2-methylisothiazolin-3-one, 5-chloro-N-methylisothiazolone, 5-chloro-2-methyl-4-isothiazolin-3-one, methylchloro-isothiazolinone, Kathon CG 5243, methylchloroisothiazolinone.Phenoxyethanol
Phenoxyethanol là một trong những chất bảo quản được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Thành phần này có khả năng bảo quản sản phẩm mạnh nhất, đặc biệt là tác dụng chống lại các loại vi khuẩn, kể cả gram âm và gram dương.Điểm yếu của thành phần này chính là tác động yếu với nấm, bị kìm hãm bởi các ethoxylated có ph từ 3 đến 10. Do vậy, trong các sản phẩm thông thường, Phenoxyethanol thường được kết hợp cùng các hoạt chất khác.
Phenoxyethanol chỉ được sử dụng với nồng độ cho phép
Theo SCCS, nồng độ an toàn của chất bảo quản Phenoxyethanol trong mỹ phẩm tối đa là 1% cho cả người lớn và trẻ em dưới 3 tuổi.Tuy nhiên, Cơ quan An toàn thuốc và sản phẩm y tế Quốc gia Pháp lại có những nghiên cứu và công bố về mối nguy hại như kích ứng, nguy cơ gây ung thư của Phenoxyethanol khi tích trữ trong cơ thể. Sau những nghiên cứu này, cơ quan đã khuyến nghị nên giảm thiểu nồng độ Phenoxyethanol trong các sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi ở mức thấp nhất.
Nhóm Alcohol và Glycols
Nhóm chất bảo quản cồn khô khá phổ biến trong mỹ phẩm. Với đặc tính sát khuẩn, diệt khuẩn mạnh mẽ, cồn khô được ứng dụng trong nhiều sản phẩm làm đẹp. Một số loại cồn khô bảo quản thường gặp phải kể đến là Ethanol, Benzyl Alcohol, 2,4-Dichlorobenzyl alcohol (DCBA), Glycol, 1,2 Alkane Diols, 1,2-Propanediol,... Theo các báo cáo thành phần tại Châu Âu, các loại cồn khô sẽ được quy định mức nồng độ phù hợp để hạn chế các nguy cơ về làn da và sức khỏe.
Nhóm cồn khô phá hủy hàng rào bảo vệ da tự nhiên
Tuy nhiên, khi sử dụng các sản phẩm chứa thành phần bảo quản này trong một thời gian dài có thể bị khô da, kích ứng, bong tróc, lão hóa da gấp 3 lần so với người không sử dụng sản phẩm chứa cồn. Ngoài các vấn đề kích ứng da, cơ thể có nguy cơ gặp phải các biến chứng liên quan đến hệ nội tiết, tổn thương gan, suy giảm chức năng gan,...
Acid hữu cơ
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thành phần Benzoic Acid và Sorbic Acid trong sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc da hay mỹ phẩm trang điểm.- Benzoic Acid: Chất bảo quản Benzoic Acid phụ thuộc khá nhiều vào độ PH. Hiệu quả bảo quản sẽ mạnh nhất ở độ PH 3. Tuy nhiên, nên chọn sản phẩm chứa Benzoic Acid có PH dưới 5 để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
- Sorbic Acid: Thành phần bảo quản Sorbic Acid được quy định sử dụng ở nồng độ từ 0,025% đến 0,1% và độ PH dưới 5.5.
Acid hữu cơ tiềm ẩn nguy cơ kích ứng, phản ứng tiếp xúc
Ngoài ra, Sorbic Acid còn được cảnh báo về nguy cơ ảnh hưởng đến mắt và niêm mạc. Với thành phần Benzoic Acid, khi hít phải có thể dẫn đến buồn nôn, hen suyễn, nôn mửa,... (Theo nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh CDC).EDTA – Ethylene diaminete traacetic Acid
EDTA có khả năng bảo quản sản phẩm, chống oxy hóa tự nhiên cực hiệu quả. Bên cạnh đó, EDTA còn có tác dụng ổn định thành phần, giảm thiểu phản ứng hóa học tiêu cực giữa kim loại và các hợp chất khác trong sản phẩm.Tuy nhiên, một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra mối liên quan giữa EDTA làn da, mắt mũi, họng, thận,... Các biến đổi và chức năng của các cơ quan này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
EDTA gây rối loạn chức năng một số cơ quan
Điểm danh các chất bảo quản tự nhiên thường gặp trong mỹ phẩm
Chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên cũng có tác dụng tương đương chất bảo quản hóa học, giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm, kháng khuẩn, nấm, ngăn chặn các phản ứng oxy hóa từ môi trường. Tuy nhiên, thời gian bảo quản của thành phần này có thể kém hơn, chỉ kéo dài trong vòng 6 tháng đến 1 năm.Các chất bảo quản tự nhiên thường có chiết xuất từ trà xanh, mật ong, tinh dầu bưởi, dầu hương thảo, cam quýt,... Trong số đó, các thành phần bảo quản mỹ phẩm phổ biến, được đánh giá tốt nhất từ các cơ quan kiểm duyệt thành phần bao gồm:
- D-Alpha-tocopheryl Acetate (Vitamin E nguyên chất): Là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Alpha-tocopheryl cũng có khả năng bảo quản mỹ phẩm bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Bên cạnh đó, Alpha-tocopheryl còn giúp bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do, ngăn chặn quá trình lão hóa và giúp cải thiện độ đàn hồi của da.
- Citric Acid: Citric acid là một chất bảo quản tự nhiên phổ biến trong mỹ phẩm. Nó có khả năng điều chỉnh độ pH của sản phẩm, giúp duy trì môi trường axit yếu không thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Ngoài ra, citric acid cũng có tác dụng chống oxy hóa, giúp làm tăng tuổi thọ của sản phẩm.
- Sodium Chloride: Sodium chloride, hay muối, cũng được sử dụng làm chất bảo quản tự nhiên trong mỹ phẩm. Muối có khả năng kháng khuẩn, hút nước, giúp duy trì độ ẩm của sản phẩm.
- Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà là một chất bảo quản tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và chống vi khuẩn mạnh mẽ, giúp bảo quản sản phẩm lâu hơn.
Chất bảo quản tự nhiên thường xuất hiện trong các sản phẩm thuần chay, hữu cơ
Ngoài nhiều lợi ích đáng kể, các chất bảo quản tự nhiên cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ kích ứng, dị ứng trên da nếu các thành phần không được tinh chế sạch, đảm bảo độ tinh khiết và đúng liều lượng.
Nên chọn mỹ phẩm chứa chất bảo quản hóa học hay chất bảo quản tự nhiên?
Trước những quan ngại về nguy hiểm của chất bảo quản hóa học, bạn cần phải nắm rõ sự khác nhau của chất bảo quản hóa học cùng chất bảo quản tự nhiên để cân nhắc lựa chọn các sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là bảng so sánh tổng quan về 2 loại này để các bạn dễ hình dung!Tiêu chí | Chất bảo quản hóa học | Chất bảo quản tự nhiên |
Nguồn gốc | Được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. | Được chiết xuất từ nguồn gốc tự nhiên như thực vật, khoáng chất. |
Hiệu quả bảo quản | Cao, có khả năng chống lại vi khuẩn, nấm mốc và nấm men mạnh mẽ. | Thường ít mạnh mẽ hơn so với chất bảo quản hóa học. |
Kiểm định an toàn | Có thể gây kích ứng da, dị ứng hoặc tiềm ẩn biến chứng khi sử dụng lâu dài. | Được đánh giá an toàn hơn, ít gây kích ứng da. |
Thời hạn sử dụng | Có thể giúp kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm lên đến 3 năm. | Thời gian bảo quản kéo dài 6 tháng đến 1 năm. |
Chi phí | Thường rẻ hơn so với chất bảo quản tự nhiên. | Có thể đắt hơn do chi phí chiết xuất và sản xuất cao hơn. |
Tác động môi trường | Có thể gây hại cho môi trường do quá trình sản xuất và khi được thải ra môi trường. | Thân thiện với môi trường hơn do tính chất tự phân hủy và nguồn gốc tự nhiên. |
Mức độ phổ biến | Thường được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc da, sản phẩm chăm sóc cá nhân. | Thường được tìm thấy trong mỹ phẩm hữu cơ, thuần chay và sản phẩm cao cấp. |
Theo quan điểm của nhiều bác sĩ da liễu, sau khi xem xét tổng thể về ưu, nhược của cả 2 loại này thì việc chọn lựa các sản phẩm mỹ phẩm chứa chất bảo quản tự nhiên thường được khuyến khích hơn để đảm bảo an toàn và lành tính cho làn da.
Mặc dù giá cả của các sản phẩm chứa chất bảo quản tự nhiên có thể cao hơn một chút so với những sản phẩm chứa chất bảo quản hóa học, nhưng đầu tư vào những sản phẩm này vẫn được xem là hợp lý và xứng đáng. Sức khỏe là không thể đong đếm bằng tiền, và việc chọn lựa sản phẩm an toàn, lành tính cho da không chỉ giúp bảo vệ da hiện tại mà còn đảm bảo sức khỏe lâu dài.
Bên cạnh đó, việc chọn dựa các dẫn xuất từ thiên nhiên còn góp phần bảo vệ môi trường, lan tỏa thông điệp sống xanh.
Lựa chọn mỹ phẩm chứa chất bảo quản tự nhiên, an toàn cho sức khỏe dài lâu
Trước cảnh báo nguy hiểm đối với làn da và sức khỏe, việc truy tìm các sản phẩm không chứa chất bảo quản hóa học đang trở thành mối quan tâm hàng đầu.Nổi bật trên thị trường với hơn 23.000 thương hiệu dược mỹ phẩm, kiêu hãnh khẳng định KHÔNG chứa hơn 2000 độc chất trong mỹ phẩm, triệt tiêu 100% thành phần có nguy cơ gây hại cho sức khỏe theo tiêu chuẩn Bionome.
Tiêu chuẩn Bionome đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da và sức khỏe
Bác sĩ Baumann, người sáng lập thương hiệu Dr. Baumann phản đối mạnh mẽ trước các chất bảo quản hóa học trong mỹ phẩm. Các chất này chỉ có tác dụng ổn định thành phần, kéo dài thời hạn sử dụng. Trái ngược với cái tên “bảo quản”, các thành phần này là nguyên nhân chính phá hủy chức năng tự nhiên của làn da, làm da ngày càng suy yếu, mỏng manh và thương tổn khó điều trị. Bên cạnh đó, còn tiềm ẩn các vấn đề nguy hại đến các cơ quan khác.Dr. Baumann đã nghiên cứu, phát triển và tung ra thị trường hơn 300 sản phẩm từ trang điểm, chăm sóc da, sản phẩm cho trẻ em, dầu gội,... Tất cả đều là bảo chứng cho chất lượng, sự an toàn dài lâu khi cam kết không chứa các thành phần bảo quản hóa học.
Vậy, Dr. Baumann bảo quản sản phẩm bằng cách nào? Bác sĩ Baumann và tiến sĩ thành phần học Henrich đã nghiên cứu, xây dựng được công thức bảo quản sản phẩm hiệu quả bằng cách kết hợp tổ hợp thành phần thiên nhiên chất lượng cao như theo D-Alpha-tocopheryl Acetate (Vitamin E nguyên chất), Sodium Chloride,... theo đúng tỉ lệ %, nồng độ được kiểm soát chuyên môn từ chuyên gia. Sự phối hợp này sẽ tạo nên một liên minh vững mạnh tự bảo vệ lẫn nhau, giúp sản phẩm đạt được hiệu quả bảo quản mạnh như chất bảo quản hóa học. Đồng thời, khắc phục nhược điểm gây hại khi sử dụng lâu dài của chất bảo quản hóa học.
Dr. Baumann đề cao thành phần lành tính, tương thích với làn da
Thiên nhiên rất diệu kỳ và đó là điều mà khoa học cần phải khám phá thêm nhiều về sự bí ẩn của nó. Sau hơn 3 thập kỷ đồng hành cùng làn da phái đẹp, Dr. Baumann đã khám phá ra 1 phần của sự bí ẩn đó và luôn không ngừng tìm tòi các sáng kiến chăm sóc da mới.Trên đây là tổng hợp những thông tin về sự thật đằng sau chất bảo quản hóa học trong mỹ phẩm mà Dr. Baumann vừa gửi đến bạn. Lựa chọn mỹ phẩm đúng cách sẽ giúp bạn an tâm chăm chút sắc đẹp mà không lo lắng về các nguy cơ lâu dài đối với sức khỏe! Mong rằng, những chia sẻ từ Dr. Baumann sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn thông minh. Dr. Baumann chúc quý bạn đọc luôn khỏe đẹp!