Dr. Baumann VN

Benzen | Thành phần trong kem chống nắng và những khuyến cáo từ Bộ Y tế về độc tính nguy hiểm

DR BAUMANN VIETNAM - 02 tháng 09, 2022
Trong mỹ phẩm, Benzen từng được sử dụng như thành phần dung môi hoà tan các chất. Thành phần này là sản phẩm tự nhiên có trong dầu mỏ, than đá. tiếp xúc với Benzen là liên quan đến các bệnh lý đặc biệt nguy hiểm như: ung thư máu, hủy hoại tủy sống, có thể làm biến đổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể ở người. Việc sử dụng Benzen trong đã được cấm từ những năm 70 của thế kỷ 20.

benzen

Benzen là gì?

Benzen là gì?

Benzen là chất lỏng dễ bay hơi, ít hòa tan trong nước nhưng rất dễ hòa tan trong dung môi hữu cơ, trong dầu khoáng và dầu thực vật, động vật. Ảnh hưởng của Benzen đối với sức khoẻ là vô cùng nguy hiểm, vì vậy chất này đã bị cấm trong quy trình sản xuất sản phẩm. Song, trong nhiều trường hợp Benzen vẫn tồn tại trong nhiều sản phẩm, mỹ phẩm bởi thành phần này có tự nhiên có trong dầu mỏ, than đá và rất khó để tách bỏ hoàn toàn.

benzen la gi

Cấu trúc Benzen

Công thức cấu tạo của benzen

Đối với ngành công nghiệp, benzen là thành phần được tạo thành bởi các hợp chất hữu cơ là nitrobenzen, anilin, clobenzen, phenol,.... Nó chủ yếu được sử dụng để làm dung môi hòa tan chất mỡ. Benzen đã bị hạn chế sử dụng trong ngành công nghiệp ở Việt Nam từ những năm 1970, cho tới sau này benzen đã hoàn toàn bị cấm sử dụng.

Benzen thường có trong sản phẩm nào?

Trong công nghiệp, benzen thường được sử dụng để có thể sản xuất nhựa, nylon, sợi tổng hợp,...

benzen 3

Benzen thường có trong kem chống nắng

Với ngành công nghiệp mỹ phẩm, benzen đóng vai trò là dung môi và là chất bôi trơn cho kết cấu của các sản phẩm. Với những sản phẩm có chứa dầu khoáng, khả năng phơi nhiễm với benzen rất cao, tình trạng nhiễm độc cũng là có thể xảy ra. Bởi vậy bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần dầu khoáng để tránh gặp ảnh hưởng không mong muốn.

Benzen có độc không?

Benzen có ảnh hưởng vô cùng xấu tới sức khỏe, thành phần này gây nguy hiểm cho người sử dụng nên đã bị cấm trong quy trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên benzen vẫn có thể tồn tại trong mỹ phẩm vì nó không thể tách bỏ hoàn toàn khỏi dầu mỏ. Bởi vậy, khi bạn lựa chọn mỹ phẩm nên chú ý bảng thành phần để đưa ra lựa chọn an toàn nhất.

Benzen xâm nhập và thải trừ khỏi cơ thể

Benzen có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc thông qua da. Benzen có thể đi qua đường hô hấp khi chúng ta tiếp xúc với nồng độ cao trong không khí. Nếu bạn sử dụng đồ uống có chứa benzen thì chúng sẽ xâm nhập bằng đường tiêu hóa. 

Khi chúng ta sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa benzen thì nó có thể xâm nhập thông qua da. Sau khi thâm nhập vào cơ thể, benzen sẽ đi vào máu và tiến hành chuyển hóa và gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Benzen sẽ được chuyển hóa thành phenol, đồng thời trong quá trình chuyển hóa cũng tạo ra hydroquinone, catechol và 1, 2, 4-trihydroxybenzene. 

Quá trình đào thải benzen qua phổi chiếm 17%, đây là quá trình diễn ra sau khi tiếp xúc với thành phần này trong vòng 4 giờ. Khoảng 33% lượng benzen trong cơ thể được đào thải thông qua nước tiểu, đây là dạng liên hợp phenol, axit muconic và S-Phenyl-N-Acetyl cystein, quá trình này sẽ diễn ra sau khi tiếp xúc khoảng 48 giờ đồng hồ.

Benzen gây độc

Độc tính đối với huyết học của Benzen đã được nghiên cứu, phát hiện lần đầu cách đây 125 năm (vào năm 1897). Tiếp đến, một nghiên cứu từ năm 1939 đã tuyên bố rằng “tiếp xúc với bất kỳ nồng độ benzen nào lớn hơn 0 đều không an toàn”. Đến năm 1948, Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) đã tuyên bố “ nồng độ an toàn tuyệt đối duy nhất đối với benzen là 0, không có mức phơi nhiễm an toàn.” Độc tính từ Benzen là vấn đề đã được cảnh báo khẩn cấp trong nhiều năm qua..

benzen dung de lam gi

Benzen gây độc cho cơ thể

Benzen cũng gây ra những tổn thương da nghiêm trọng, đồng thời làm ảnh hưởng tới mắt, hệ hô hấp, làm xuất hiện ảnh hưởng xấu đối với hệ thần kinh, khiến cơ thể cảm thấy buồn nôn và nặng hơn có thể gây tử vong. Các biểu hiện nhiễm độc cũng có những mức độ khác nhau tùy thuộc vào việc bạn tiếp xúc với benzen dài hay ngắn, với nồng độ thấp hay cao. Các biểu hiện đặc trưng khi bị nhiễm độc Benzen là:
  • Xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, mất trí nhớ, hôn mê.
  • Khả năng nghe trở nên kém hơn.
  • Tổn thương thị giác, tiêu hóa, giảm chức năng gan, thận, tổn thương hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.
Đối với nhiều trường hợp nhiễm độc mãn tính, sau khoảng sau 1 tháng sẽ xuất hiện các biểu hiện như:
  • Rối loạn chức năng của cơ quan tạo máu.
  • Bệnh tăng sinh ác tính dòng bạch cầu.
  • Bệnh u lympho và có thể mắc phải tình trạng vô sinh.

Khi nào cần làm xét nghiệm benzen?

Chúng ta cần xét nghiệm benzen thường xuyên khi làm những công việc có khả năng tiếp xúc cao với benzen như:

Nên xét nghiệm benzen khi làm việc da giày, sản xuất sơn, việc tiếp xúc với benzen,...

  • Khi bạn làm việc tại các công ty, cơ sở chuyên sản xuất sơn và da giày.
  • Nên làm xét nghiệm benzen khi bạn làm những công việc phơi nhiễm trực tiếp với benzen hoặc toluen.
  • Kiểm tra, xét nghiệm với những người lao động trong ngành khai thác, chế biến dầu mỏ.
  • Người lao động sản xuất đồ nhựa, khai thác và tinh luyện benzen.
  • Người lao động điều chế cao su và các ngành nghề khác như mực in, vecni, sơn, matit,…

Các phương pháp xét nghiệm phát hiện benzen

Hiện nay có các phương pháp xét nghiệm benzen như:
  • Các xét nghiệm thường quy: Với xét nghiệm này sẽ tiến hành tổng phân tích tế bào máu, thời gian máu đông, máu chảy.
  • Xét nghiệm nước tiểu: MicroAlbumin/Albumin niệu, trụ niệu, hồng cầu niệu.
  • Xét nghiệm nồng độ của Benzen: Nhằm xác định lượng O-crezol niệu, hippuric niệu, axit t, t-muconic niệu, phenol niệu hoặc axit metyl hippuric niệu cho những người tiếp xúc với toluen.

cong thuc cau tao cua benzen

Các phương pháp xét nghiệm phát hiện benzen

Bạn được xác định nhiễm độc benzen khi kết quả xét nghiệm xuất hiện những chỉ số sau:
  • Nồng độ Axit t,t-muconic niệu lớn hơn 0,5 g/g creatinin.
  • Nồng độ axit S phenylmercapturic trong nước tiểu lớn hơn 25 mcg/g creatinin.
Chẩn đoán nhiễm độc toluen, xylen khi xuất hiện các tiêu chuẩn sau: 

Với nhiễm độc toluen: Sau khi xét nghiệm, nếu nồng độ toluen trong máu lớn hơn 0,02 mg/L hoặc nồng độ toluen trong nước tiểu lớn hơn 0,03 mg/L hoặc O-crezol nước tiểu lớn hơn 0,3 mg/g creatinin thì bạn được xác định nhiễm độc toluen.

 Nhiễm độc với xylen: Nếu kết quả xét nghiệm có nồng độ axit metyl hippuric trong nước tiểu lớn hơn 1,5 g/g creatinin thì bạn đã nhiễm độc với xylen.

Thu hồi kem chống nắng chứa Benzen

Là thành phần đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe, tuy nhiên Benzen vẫn được tìm thấy trong rất nhiều mỹ phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm trang điểm. Với công dụng là dung môi hoà tan các chất và có nguồn gốc từ dầu mỏ, than đá, Benzen có thể được chủ động bổ sung, hoặc giải phóng một cách thụ động trong mỹ phẩm. Sự kiện kem chống nắng của thương hiệu Johnson & Johnson phơi nhiễm với Benzen đã làm rúng động ngành công nghiệp mỹ phẩm vào năm 2021. Theo thông tin của hãng, thử nghiệm nội bộ đã xác định hàm lượng benzen trong một số mẫu sản phẩm. Ngay lập tức thương hiệu đã cho thu hồi toàn bộ sản phẩm và khuyến cáo người tiêu dùng ngừng việc sử dụng các loại kem chống nắng có chứa Benzen, cụ thể:
  • + Kem chống nắng dạng xịt NEUTROGENA® Beach Defense®
  • + Kem chống nắng dạng xịt NEUTROGENA® Cool Dry Sport
  • + Kem chống nắng dạng xịt phòng vệ NEUTROGENA® Invisible Daily ™
  • + Kem chống nắng dạng xịt NEUTROGENA® Ultra Sheer®
  • + Kem chống nắng dạng xịt AVEENO® Protect + Refresh

Kem chống nắng chứa Benzen được công bố và thu hồi bởi Johnson & Johnson

Những thành phần khác gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ được cảnh báo trong kem chống nắng

Bên cạnh những độc tính đáng lo ngại của Benzen, rất nhiều sản phẩm chống nắng đang có mặt trên thị trường cũng chứa những chất chống nắng hoá học nằm trong danh sách thành phần cảnh báo về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ như: Avobenzone, Homosalate, Octinoxate, Octisalate, Oxybenzone,... 

Những chất chống nắng hoá học kể trên có khả năng thẩm thấu mạnh mẽ qua da. Thậm chí, những nghiên cứu khoa học đã chứng minh chúng được tìm thấy trong máu, nước tiểu của người sử dụng và trong cuống rốn của thai nhi trong bụng mẹ. Phơi nhiễm ở nồng độ cao các chất chống nắng hoá học dẫn đến các bệnh như: 

Ung thư da, tăng khả năng hình thành và phát triển của tế bào ung thư vú, lạc nội mạc tử cung, rối loạn nội tiết tố, độc tính sinh sản,... Nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, các chất chống nắng hoá học có hại được yêu cầu nghiêm ngặt về mặt giới hạn nồng độ. Tuy nhiên, việc sử dụng kem chống nắng diễn ra mỗi ngày và lặp đi lặp lại trong thời gian dài.

Nên sử dụng kem chống nắng nào không chứa Benzen?

Benzen là thành phần đã bị cấm sử dụng đối với các loại mỹ phẩm, trong đó bao gồm kem chống nắng. Tuy nhiên, đối với tình trạng hàng giả, hàng nhái đang ngày càng phổ biến như hiện nay đang gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định sản phẩm nào an toàn thực sự. 

Không chỉ vậy, trong các loại kem chống nắng còn có thể chứa các thành phần không đảm bảo an toàn cho sức khỏe như avobenzone, homosalate, octinoxate, octisalate, oxybenzone,... Những chất chống nắng hoá học kể trên có thể thẩm thấu qua da và gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Chính vì vậy mà bạn nên cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn kem chống nắng. Nổi bật lên trong các loại kem chống nắng không chứa các thành phần hóa học nguy hại đó là Dr. Baumann Sun Lotion Factor 25 Free of oil and emulsifier của nhà Dr.Baumann. Đây cũng là sản phẩm kem chống nắng được các chuyên gia da liễu trên thế giới đánh giá cao về chất lượng và độ an toàn.

Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu và mẹ đang cho con bú sử dụng vì nó không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Dr. Baumann Sun Lotion Factor 25 Free of oil and emulsifier là lẩn phẩm thuộc dòng sản phẩm thuần chay Bionome. Dòng dược mỹ phẩm thuần chay Bionome đảm bảo tuyệt đối về độ an toàn đối với người sử dụng. 

Dòng mỹ phẩm này trở nên vượt trội hơn các dòng thuần chay khác trên thị trường ở chỗ đảm bảo không chứa các thành phần hóa học gây hại như paraben, dầu khoáng, benzen, avobenzone, các chất bảo quản hóa học, hương liệu,… Không những vậy, dòng sản phẩm thuần chay Bionome còn đảm bảo không sử dụng các dẫn xuất từ động vật, đảm bảo an toàn với môi trường, động – thực vật. 

Dòng sản phẩm thuần chay Bionome luôn đặt sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu và nỗ lực tìm ra các cách giải quyết nhanh chóng nhất. Bạn nên sử dụng kem chống nắng Dr. Baumann Sun Lotion Factor 25 Free of oil and emulsifier vì nó có 3 màng chống UV tuyệt đỉnh là tự nhiên, vật lý và hóa học. Bởi vậy nên sản phẩm này có thể bảo vệ da an toàn tuyệt đối khi tiếp xúc trực tiếp với tia UV nguy hại.

[spbv]https://drbaumann.vn/products/sun-lotion-factor-25[/spbv] 

Sản phẩm này sở hữu chất kem lỏng, thấm siêu nhanh của lotion nên giữ da thông thoáng, không nhờn rít hay vón cục khi sử dụng trên da. Dr. Baumann Sun Lotion Factor 25 Free of oil and emulsifier đem lại công dụng hiệu quả nhờ có sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần sau:

  • Titanium Dioxide: Titanium dioxide dạng nano, tạo lớp màng chống nắng vật lý trong suốt, mỏng nhẹ nhưng vẫn ngăn chặn hiệu quả tia cực tím.
  • Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate: Thành phần chống nắng hóa học thế hệ mới với khả năng hấp thụ tia UVA vượt trội, chống lại nguy cơ ung thư da.
  • Vitamin E tự nhiên nguyên chất: Ngăn chặn 70 - 75 % tia UVB, làm giảm hiện tượng đỏ, bỏng rát, thâm sạm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đồng thời hỗ trợ nuôi dưỡng da bằng cách chống oxy hóa, dưỡng ẩm, làm dịu và chống viêm.
  • Bis-Ethylhexyloxyphenol Methoxyphenyl Triazine: Là một chất chống nắng hóa học phổ rộng, bảo vệ làn da khỏi tia UVA và các tác động khác của tia tử ngoại.
  • Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate: Đây là chất chống nắng hóa học thế hệ mới, có khả năng quang hóa cao nên được sử dụng để chống lại tia UVA vô cùng hiệu quả.
Trong bài viết trên chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về Benzen là gì? Benzen có độc hay không? Mong rằng qua bài viết này bạn đã có cho mình những kiến thức mới để nâng cao hiệu quả chăm sóc và bảo vệ da. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết sau này của Dr.Baumann để chăm sóc làn da hiệu quả hơn nhé!
Nguồn tham khảo xem tại đây và thông tin từ Bộ Y Tế

DR BAUMANN VIETNAM - 02 tháng 09, 2022
Bài viết kế tiếp:

/