Bạn có biết về thành phần Petrolatum trong mỹ phẩm? Thoạt nhìn có vẻ khá xa lạ, nhưng Petrolatum lại chính là thành phần chính trong các sản phẩm Vaseline mà bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng đã từng sử dụng qua. Petrolatum là một thành phần đa năng, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da với tuổi đời hơn 100 năm.
Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc các cơ quan kiểm duyệt thành phần công bố về nguy cơ tiềm ẩn của Petrolatum đối với sức khỏe và làn da.
Vậy, bản chất Petrolatum là gì? Liệu Petrolatum có hại không? Có nên sử dụng sản phẩm chứa Petrolatum hay không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Dr. Baumann giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây theo góc nhìn khoa học. Cùng khám phá ngay!
Petrolatum có hại không? Có nên sử dụng mỹ phẩm chứa Petrolatum không?
Petrolatum là gì?
Petrolatum hay còn gọi là Petrolatum Jelly hay White Petrolatum, là hỗn hợp của dầu khoáng tự nhiên và sáp được phát hiện bởi nhà hóa học Robert Augustus Chesebrough vào năm 1859. Petrolatum thường có màu vàng nhạt sánh hoặc không màu. Thành phần này được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và mỹ phẩm nhờ khả năng chữa trị và phục hồi da hiệu quả.Trong y tế, Petrolatum được sử dụng để điều trị các bệnh về da như phát ban, chảy máu cam hay nấm móng chân. Đây cũng là một chất bảo vệ da không kê đơn được nhiều người tin dùng. Nhờ khả năng dưỡng ẩm và phục hồi da hư tổn mạnh mẽ nên Petrolatum được cho vào bảng thành phần của nhiều dòng sản phẩm dưỡng da, trang điểm.
Petrolatum được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực dược mỹ phẩm, y tế
Petrolatum trong mỹ phẩm có trong sản phẩm nào?
Theo Environmental Working Group (EWG) - tổ chức phi chính phủ về môi trường tại Mỹ, cứ mỗi 14 sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường lại có 1 sản phẩm chứa Petrolatum, trong đó có 15% là son môi và 40% là kem dưỡng da/dầu cho trẻ em. Trong tủ đồ nhà bạn có thể đang có rất nhiều sản phẩm chứa Petrolatum đấy!Thành phần này được các nhà sản xuất mỹ phẩm đặc biệt ưa chuộng với giá thành rất rẻ, không màu, không mùi, không vị và đặc biệt là không gây kích ứng da như các thành phần mạnh. Petrolatum có mặt trong mọi thứ, từ son dưỡng môi, kem dưỡng ẩm, dầu em bé, kem trị nẻ, mỹ phẩm trang điểm, dầu gội, dầu xả, phấn mắt,…
Petrolatum có tác dụng gì?
Petrolatum thuộc nhóm hoạt chất khóa ẩm. Do đó, Petrolatum nổi bật ở công dụng giữ ẩm, hạn chế mất nước và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.- Dưỡng ẩm da: Tạo một lớp màng giữ ẩm mỏng cho da, petrolatum làm giảm tình trạng da khô và bong tróc, đặc biệt hiệu quả cho những người có làn da khô và da hỗn hợp. Bên cạnh đó, petrolatum cũng sẽ dưỡng ẩm cực tốt cho các vùng da cực kỳ khô như khuỷu tay và gót chân.
- Làm làm vết thương: Bằng cách cung cấp một lớp bảo vệ da tránh khỏi vi khuẩn và tác nhân gây hại từ môi trường, petrolatum giúp vết thương không bị mất nước và hỗ trợ quá trình chữa lành nhanh hơn.
- Dưỡng môi: Giúp ngăn ngừa và điều trị môi khô, nứt nẻ, petrolatum là thành phần chính trong nhiều loại son dưỡng môi hiện nay trên thị trường.
- Phục hồi và bảo vệ da: Đối với da bị kích ứng, petrolatum có thể giúp giảm đỏ và làm dịu cảm giác khó chịu. Nó cũng có thể được sử dụng như một lớp bảo vệ để ngăn chặn sự ma sát, giúp ngăn ngừa hình thành chàm.
- Tăng hiệu quả trang điểm: Trong các sản phẩm trang điểm, petrolatum giúp tăng thêm độ bóng và giúp cố định, giữ sản phẩm lâu trôi trên da.
Petrolatum có hại không?
Petrolatum có hại không? Petrolatum gây hại như thế nào? nhận được rất nhiều sự quan tâm. Không ít chị em lo lắng về sức khỏe của bản thân khi đã sử dụng các sản phẩm chứa thành phần này mỗi ngày. Bên dưới là các tác dụng phụ tiềm ẩn của Petrolatum đã được các chuyên gia khuyến cáo:Gây ung thư
Trong trạng thái tự nhiên, dầu mỏ chứa nhiều tạp chất. Thông thường, dầu mỏ được tinh chế và chuyển thành dầu khoáng petrolatum. Tuy nhiên, dầu mỏ chưa qua tinh chế hoặc tinh chế chưa tinh khiết sẽ chứa các hợp chất độc hại như Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs).PAHs là các hợp chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên trong dầu thô và than đá. Chúng được hình thành trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn của các nhiên liệu hữu cơ. Nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp xúc thường xuyên với PAHs gây hại cho hệ thần kinh, tim mạch, thận và tiêu hóa của con người.
Petrolatum trong mỹ phẩm có nguy cơ gây ung thư vú
Một số PAHs còn là chất gây ung thư. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy tiếp xúc lâu dài với một số PAHs gây ra ung thư da, phổi, vú và dạ dày. Ở người, tiếp xúc kéo dài với PAHs ở nữ giới có liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao hơn.Petrolatum chỉ “giả định” chất dưỡng ẩm
Nghe có vẻ ngạc nhiên, nhưng thực tế petrolatum không có khả năng giữ ẩm cho da. Khi bôi lên da, petrolatum tạo thành một lớp màng bảo vệ, ngăn cách bề mặt da với môi trường bên ngoài. Điều này giúp ngăn chặn sự mất nước qua da. Tuy nhiên, lớp màng này cũng ngăn cản quá trình trao đổi khí và hơi nước giữa da và môi trường.Da bị khóa độ ẩm, dần trở nên khô ráp. Đồng thời, bụi bẩn, mồ hôi và vi khuẩn cũng bị giữ lại trong lớp petrolatum thay vì thoát ra ngoài. Vì vậy, mặc dù ban đầu khi bôi lên da, petrolatum tạo cảm giác mềm mịn, nhưng thực chất nó không cung cấp độ ẩm cho da. Ngược lại, việc sử dụng lâu dài còn khiến da khô sần và kém sắc hơn.
Gây lão hóa da
Lớp màng dày của petrolatum trên bề mặt da ngăn cản quá trình trao đổi khí, độ ẩm giữa da và môi trường. Điều này làm gián đoạn chức năng hô hấp và hấp thu dưỡng chất của da. Khi lỗ chân lông bị đóng kín, quá trình tái tạo tế bào da sẽ bị ức chế. Da buộc phải lấy nước từ các lớp sâu hơn dưới da để bù đắp, dẫn đến mất collagen và xuất hiện nếp nhăn.Ngoài ra, việc lỗ chân lông bị bịt kín còn khiến dầu và bã nhờn bên trong không thoát ra được, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và làm lão hóa da sớm.
Da xuất hiện nếp nhăn, khô căng khi dùng petrolatum lâu dài
Ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ
Các nghiên cứu cho thấy petrolatum chứa một lượng nhỏ các hợp chất xenoestrogen. Đây là những hóa chất từ bên ngoài có khả năng gây rối loạn nội tiết tố của cơ thể. Cụ thể, xenoestrogen có cấu trúc tương tự estrogen - một loại hoocmon nữ quan trọng.Chúng có thể gắn vào các thụ thể estrogen trong cơ thể và gây ra tình trạng thừa estrogen. Lượng estrogen quá cao so với progesterone gây ra mất cân bằng nội tiết và dẫn đến các vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, hội chứng buồng trứng đa nang, mãn kinh sớm,...
Khó rửa sạch
Do có kết cấu đặc quánh và dính, việc tẩy rửa petrolatum khỏi da và quần áo vô cùng khó khăn. Petrolatum không tan trong nước nên không thể rửa sạch chỉ bằng xà phòng và nước.Điều này khiến bụi bẩn, tế bào chết và các chất cặn bã dễ bị tích tụ trên da nếu sử dụng sản phẩm có chứa petrolatum. Việc vệ sinh da không sạch sẽ còn làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.
Petrolatum có thể gây bít tắc, bùng mụn trên da
Không thân thiện với môi trường
Petrolatum là sản phẩm phụ có nguồn gốc từ dầu mỏ, một nguồn tài nguyên không thể tái tạo và gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác.Quá trình tinh chế dầu mỏ thành petrolatum phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm. Việc sử dụng các sản phẩm làm từ dầu mỏ như petrolatum còn khuyến khích các hoạt động khai thác và tinh chế dầu mỏ độc hại.
Có nên dùng sản phẩm chứa Petrolatum hay không?
Đây là một câu hỏi không có đáp án cụ thể, vì có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc có nên sử dụng petrolatum trong mỹ phẩm hay không. Nghiên cứu do Hội đồng Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (CIR) tiến hành vào năm 1982 đã kết luận rằng petrolatum an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm khi nó được tinh chế hoàn toàn. Nó sẽ mang đến hiệu quả dưỡng ẩm, bảo vệ da khỏi nguy cơ mất nước và các tác nhân gây nhiễm trùng.Trong khi đó, một số quốc gia tại Châu Âu đã hạn chế việc sử dụng petrolatum trong mỹ phẩm, trừ khi được chứng minh là không có PAHs. Các quốc gia này lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của petrolatum, như gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm giảm khả năng thở của da, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào da và chứa các chất gây ung thư. Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng thành phần petrolatum "vô thưởng vô phạt" với làn da, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Nên cân nhắc trước khi sử dụng thành phần Petrolatum
Qua nhiều luồng tranh cãi, có thể thấy người tiêu dùng nên đặc biệt cẩn thận khi sử dụng sản phẩm có chứa thành phần này. Nếu muốn sử dụng sản phẩm chứa thành phần này nên tìm đến các nhà sản xuất mỹ phẩm có nguồn gốc và chất lượng đã được kiểm định để đảm bảo petrolatum được tinh chế tinh khiết, an toàn.Bên cạnh đó, để giảm thiểu nguy cơ dị ứng, kích ứng không không muốn, bạn cũng nên xem xét tình trạng da và nhu cầu để chọn được sản phẩm phù hợp. Để an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da lâu dài, các chuyên gia da liễu khuyên rằng bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thuần chay chất lượng, chỉ sử dụng thành phần tự nhiên, vitamin, khoáng chất,... được kiểm định không chứa petrolatum và tất cả các hóa chất độc hại khác trong bảng thành phần.
Tin chọn mỹ phẩm thuần chay Bionome, bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ tiềm ẩn của thành phần gây hại
Người tiêu dùng thông thái ngày nay đã dần chuyển hướng sang lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có thành phần tự nhiên, lành tính hơn để bảo vệ sức khỏe và hệ sinh thái chung. Đây cũng chính là lý do mà mỹ phẩm thuần chay Bionome từ thương hiệu dược mỹ phẩm Dr. Baumann ngày càng được ưa chuộng.Dr. Baumann có hơn 3 thập kỷ hoạt động với sứ mệnh mang đến vẻ đẹp hoàn hảo cho phái đẹp, đồng thời tôn trọng động vật và môi trường. Dr. Baumann chinh phục được hàng triệu trái tim phái đẹp ở hơn 48 quốc gia với các cam kết:
- An toàn cho sức khỏe: Mỹ phẩm thuần chay Bionome không chứa Petrolatum, và tất cả các thành phần nguy cơ gây hại cho sức khỏe và làn da như hương liệu, dầu khoáng, chất bảo quản hóa học, chất tạo màu, chất chống nắng hóa học gây hại,... Thay vào đó, Bionome sử dụng các thành phần tự nhiên, tương thích tối đa với cấu trúc da, giúp nuôi dưỡng da một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
- Chất lượng được kiểm định: Mỹ phẩm Bionome không chỉ an toàn mà còn hiệu quả. Các sản phẩm được phát triển dựa trên nghiên cứu khoa học, đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất cho người sử dụng.
- Phù hợp với mọi đối tượng, mọi làn da: Không chứa tất cả các chất gây kích ứng, tác dụng phụ tiềm ẩn, mỹ phẩm thuần chay Bionome phù hợp với cả những làn da nhạy cảm nhất, cả mẹ bầu và phụ nữ sau sinh, giúp mọi người có thể an tâm sử dụng mỹ phẩm mà không lo ngại về các phản ứng phụ.
- Bảo vệ môi trường: Mỹ phẩm Bionome không chỉ tốt cho làn da của bạn mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ hành tinh của chúng ta bằng việc không sử dụng các thành phần ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, không xả rác thải bao bì.
Tiêu chuẩn Bionome nói KHÔNG với thành phần gây hại cho sức khỏe và làn da
- Tôn trọng động vật: Thuần chay không chỉ có nghĩa là không sử dụng thành phần từ động vật, mà còn đồng nghĩa với việc không thực hiện thử nghiệm trên động vật. Bionome cam kết với quy trình sản xuất đạo đức, đảm bảo rằng không có sinh vật nào bị hại trong quá trình tạo ra sản phẩm.
Trên đây là những thông tin giải đáp xoay quanh thành phần Petrolatum trong mỹ phẩm mà Dr. Baumann vừa gửi đến quý bạn đọc. Mong rằng, các bạn sẽ đưa ra được những lựa chọn tốt nhất cho bản thân để bảo vệ sức khỏe quý giá của mình. Dr. Baumann chúc các bạn luôn khỏe đẹp!