Paraben là chất bảo quản hóa học và thường được dùng rộng rãi trong hầu hết tất cả các sản phẩm - bao gồm mỹ phẩm. Mặc dù FDA vẫn chưa hoàn toàn cấm hoàn toàn Butylparaben, Ethylparaben, Methylparaben, Propylparaben do chưa đủ cơ sở dữ liệu, nhưng rất nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bốn loại paraben này với sức khỏe người tiêu dùng.
1. Butylparaben là chất gì? Butylparaben có tác hại như thế nào?
a. Butylparaben là chất gì?
Butylparaben là hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là C11H14O3. Trong điều kiện bình thường, Butylparaben tồn tại ở dạng chất rắn màu trắng và tan trong dung môi hữu cơ. Butylparaben là một phân nhánh nhỏ trong họ hàng paraben và cũng có đặc tính kháng khuẩn mạnh nên thường được dùng là chất bảo quản trong mỹ phẩm. Ngoài được biết với cái tên phổ biến là Butylparaben thì thành phần này còn có những tên gọi khác như Butyl 4-hydroxybenzoate, Butyl hydroxybenzoate, Butyl p-hydroxybenzoate, Butyl parahydroxybenzoate.
Butylparaben thường được tìm thấy trong một số sản phẩm rau quả tự nhiên, bao gồm lúa mạch, hạt lanh và nho. Tuy nhiên trong sản xuất công nghiệp thì Butylparaben sẽ được tổng hợp bằng phản ứng ester hóa của para-hydroxybenzoic acid và ancol thích hợp.
b. Tác hại của butylparaben?
Trong nghiên cứu của Viện Thực phẩm Quốc gia (National Food Institute) trên chuột phơi nhiễm với butylparaben cho thấy thành phần này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của cả con đực và con cái. Cụ thể là ở chuột đực phơi nhiễm với butylparaben có những thay đổi ở tuyến tiền liệt, khả năng sản xuất hormone ở tinh hoàn. Còn đối với những cá thể chuột cái, butylparaben làm thay đổi mô vú và trọng lượng của buồng trứng.
Mặc dù chỉ là thí nghiệm về tính an toàn trên cơ thể chuột, nhưng nhà nghiên cứu cấp cao Julie Boberg từ Viện Thực phẩm Quốc gia (National Food Institute) cho biết: “Nhìn chung, kết quả của chúng tôi cho thấy butylparaben có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản hơn người ta nghĩ trước đây”. Trong khi đó Tổ chức vì Môi trường Thế giới (EWG) đã đưa ra cảnh báo lên đến thang điểm 9/10 về mức độ ảnh hưởng của Butylparaben trong việc có khả năng gây gián đoạn nội tiết cao và thay đổi sinh hóa ở mức trung bình trên cơ thể con người.
Dẫu FDA cũng như cơ quan chức năng Việt Nam vẫn chưa đưa ra công bố cấm hoàn toàn Butylparaben trong mỹ phẩm và các sản phẩm khác vì chờ những kết quả cuối cùng, nhưng hãy là người tiêu dùng thông thái trước những thành phần tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe chúng ta.
2. Ethylparaben là chất gì? Ethylparaben có tác hại như thế nào?
a. Ethylparaben là chất gì?
Ethylparaben là este ethyl của p-hydroxybenzoic acid và có công thức hóa học là HO-C₆H₄-CO-O-CH₂CH₃. Ngoài có tên là Ethylparaben, thành phần này còn có những tên khác như Ethylparaben E214, 4-Hydroxy- Ethyl Ester Benzoic Acid, 4-Hydroxybenzoic Acid, Ethyl Ester, 4-Hydroxybenzoic Acid, Ethyl Ester, Sodium Salt, Benzoic Acid, 4-Hydroxy-, Ethyl Ester, Benzoic Acid. Cũng giống như những phân nhánh khác của paraben, Ethylparaben đem đến công dụng trong việc bảo quản chống nấm trong thực phẩm & mỹ phẩm.
Ethylparaben thường được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc da, từ kem dưỡng da đến sữa dưỡng thể cho đến chất khử mùi. Nó có thể được tìm thấy trong các loại tinh dầu được sử dụng để điều trị da khô và trong dầu hoa anh thảo có tác dụng chống nhiễm trùng.
b. Ethylparaben có tác hại như thế nào?
Cũng giống như các loại paraben khác, Ethylparaben trong một vài nghiên cứu cho thấy mối liên quan với việc tăng nguy cơ bị ung thư vú, giảm nồng độ tinh trùng và gây dậy thì sớm ở trẻ nhỏ.
3. Methylparaben là gì? Methylparaben có tác hại như thế nào?
a. Methylparaben là chất gì?
Methylparaben (có công thức hóa học C8H8O3) là một este 4-hydroxybenzoate tạo ra từ sự ngưng tụ chính thức của nhóm cacboxyl của 4-hydroxybenzoic acid với methanol. Ngoài được biết đến Methylparaben, thành phần này còn có những danh pháp khác như 4-hydroxy methyl ester benzoic acid, methyl 4-hydroxybenzoate. Thành phần này vẫn được tìm thấy trong tự nhiên trong các loại trái cây và nhiều nhất trong quả việt quất.
Cũng như các nhóm paraben khác, Methylparaben có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và các vi khuẩn có hại khác nhờ vậy hạn sử dụng sẽ được kéo dài. Methylparaben trong mỹ phẩm thường có mặt trong các sản phẩm trang điểm, kem/ bọt cạo râu của nam giới, sản phẩm chăm sóc tóc, kem dưỡng ẩm và một số chất khử mùi.
b. Methylparaben có tác hại như thế nào?
Methylparaben dường như không ở bên trong cơ thể lâu. Trong các nghiên cứu trên chó, trẻ sơ sinh và nam giới trưởng thành, methylparaben được bài tiết hoàn toàn trong 48 giờ hoặc ít hơn. Đây là một số bằng chứng cho thấy methylparaben không có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, nghiên cứu của năm 2004 cho thấy các mẫu khối u ung thư vú có lượng nhỏ paraben.
Nghiên cứu đã không loại trừ rằng paraben là chất gây ung thư, hoặc có khả năng gây ung thư, nhưng cũng thiếu bằng chứng cho thấy chúng gây ung thư. Bởi lẽ, Methylparaben có liên quan đến việc gia tăng lượng hormone estrogen - đây là nguyên nhân đóng một vai trò trong ung thư vú.
Cũng như những thành phần khác và các gốc thuộc paraben, methylparaben cũng dễ gây ra các vấn đề về da và thường thấy là viêm da. Biểu hiện thường thấy của việc viêm da là ngứa, phát ban, da bong tróc, sưng tấy.
4. Propylparaben là chất gì? Propylparaben có tác hại như thế nào?
a. Propylparaben là chất gì?
Propylparaben là este benzoat là este propyl của axit 4-hydroxybenzoic và có cấu trúc hóa học là C10H12O3. Đây là Nó là một este benzoat, một thành viên của phenol và paraben. Như bao gốc paraben khác, Propylparaben có vai trò như một chất chống nấm và một chất kháng khuẩn. Ngoài cái tên Propylparaben, thành phần này vẫn có những cái tên khác như Propyl 4-hydroxybenzoate, 94-13-3, 4-Hydroxybenzoic acid propyl ester.
Chất bảo quản Propylparaben thường được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm gốc nước, chẳng hạn như kem, sữa tắm, dầu gội và sản phẩm tắm. Thành phần này cũng được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm.
b. Propylparaben có tác hại như thế nào?
Cũng như những loại paraben khác, có nhiều nghiên cứu khoa học vẫn đặt nghi ngờ mối liên hệ giữa propylparaben và việc rối loạn nội tiết tố cho cảm nam và nữ, nguy cơ mắc ung thư vú. Đồng thời, propylparaben cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của động vật và con người.
Một số làn da có thể nhạy cảm và có những phản ứng kích ứng với Propylparaben. Những người dễ bị chàm hoặc viêm da hoặc những người có da bị tổn thương nên tránh sử dụng paraben nói chung và propylparaben nói riêng nếu họ thấy chúng gây kích ứng. Đối với những vùng da có vết thương hở sẽ dễ xuất hiện những biểu hiện kích ứng hơn.
5. DR.BAUMANN cam kết không sử dụng paraben trong tất cả các sản phẩm của hãng
Thay vì phải dùng các chất bảo quản có nguồn gốc từ Paraben để bảo quản sản phẩm, các sản phẩm của DR.BAUMANN dùng vitamin E tinh khiết để giữ sản phẩm không bị hư hỏng và có hạn sử dụng dài. Đặc biệt, ngoài việc đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng thì sử dụng vitamin E còn đem lại những lợi ích tích cực cho da.
Ngoài không chứa paraben và các chất bảo quản hóa học, các sản phẩm của DR.BAUMANN còn tuân thủ tiêu chuẩn Bionome vô cùng nghiêm ngặt nhưng đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và môi trường. Cụ thể là, sản phẩm của DR.BAUMANN không chứa chất bảo quản hóa học, không dầu khoáng, không chất tạo mùi, không có thành phần từ động vật và không sử dụng những bao bì không cần thiết để bảo vệ môi trường. Tất cả những gì còn lại trong sản phẩm của DR.BAUMANN là những loại dầu được chiết xuất từ thực vật, những loại vitamin hữu ích cho da, những thành phần mang hoạt tính cao.
Butylparaben, Ethylparaben, Methylparaben, Propylparaben tuy chưa có lệnh cấm nhưng những bằng chứng về tác hại của các paraben đang dần được giới khoa học chứng minh. Vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe & làn da bạn hãy xem xét kỹ lưỡng các thành phần trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cũng như mỹ phẩm.