Tăng sản xuất melanin dưới da là nguyên nhân chính dẫn đến các hiện tượng tăng sắc tố như nám, tàn nhang, sạm sau viêm,.... Mặc dù thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tăng sắc làm mất vẻ thẩm mỹ của làn da. Vậy tại sao làn da lại tăng sản xuất melanin? Đọc ngay bài viết bên dưới để tìm hiểu thêm về vấn đề này cũng như cách làm giảm sắc tố melanin!
Sắc tố melanin là gì, cách làm giảm sắc tố melanin phổ biến hiện nay
1. Sắc tố melanin là gì?
Melanin là một loại hắc tố mang lại màu sắc cho làn da, tóc và mắt của bạn. Melanin được sản xuất bởi các tế bào hắc tố nằm mở lớp ngoài cùng của da. Số lượng tế bào hắc tố là như nhau ở tất cả các cá nhân. Tuy nhiên, đối với một số người, các tế bào tổng hợp nhiều hắc tố hơn hoặc một số loại hắc tố nhất định so với những người khác. Lượng melanin càng nhiều thì da càng sẫm màu.
Trong một số trường hợp, hắc tố có thể tập trung ở một số khu vực nhất định và dẫn đến sạm da, hiện tượng này được gọi là chứng tăng sắc tố da. Thuật ngữ tăng sắc tố còn dùng để chỉ những vùng da sẫm màu hơn những vùng khác. Tăng sắc tố có thể được điều trị tại chỗ bằng cách làm giảm quá trình sản sinh sắc tố melanin trên da.
Sắc tố melanin là gì?
2. Nguyên nhân tăng và giảm sắc tố Melanin
2.1. Tăng sắc tố melanin
- Phơi nắng quá mức
Tăng sản xuất melanin là cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại tác động của ánh nắng mặt trời. Do đó, khi bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp che chắn, quá trình này sẽ bị rối loạn. Về lâu dài, da sẽ xuất hiện các vết nám, tàn nhang, nám hoặc nặng hơn là tăng sắc tố sau viêm.
- Rối loạn nội tiết tố
Đây là nguyên nhân rất phổ biến gây tăng sắc tố ở phụ nữ. Các nghiên cứu cho thấy các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone có thể làm tăng sản xuất melanin, đặc biệt ở những người có làn da sẫm màu. Hiện tượng này rất phổ biến khi mang thai, đó là lý do tại sao nó còn được gọi là "mặt nạ thai kỳ".
Phơi nắng quá mức làm tăng sắc tố melanin
- Hậu quả của viêm hoặc phẫu thuật
Sau một chấn thương (bỏng, trầy xước, mụn, tiếp xúc với hóa chất…), da cũng có thể xuất hiện tình trạng tăng sắc tố sau viêm nếu không được chăm sóc cẩn thận. Các vùng da sau đó trở nên sẫm màu hơn bình thường sau khi lành.
- Do bệnh lý
Một số căn bệnh có thể làm tăng sản xuất melanin dưới da, ví dụ như rối loạn chuyển hóa, thiếu hụt vitamin, bệnh tự miễn,…
2.2. Giảm sắc tố melanin
Giảm sắc tố melanin hay còn gọi là mất sắc tố, đây là hậu quả của việc cơ thể sản sinh ra lượng hắc tố melanin quá ít so với bình thường. Chứng rối loạn sắc tố melanin này được đặc trưng bởi tình trạng mất đi màu sắc vốn có của da. Giảm sắc tố melanin có thể xuất phát từ các bệnh lý như như bạch biến, bạch tạng hoặc các rối loạn sắc tố khác (mất sắc tố sau viêm, viêm da dị ứng, vảy nến…).
Tình trạng mất sắc tố da
3. Cách làm giảm sắc tố melanin phổ biến hiện nay
3.1. Sử dụng kỹ thuật thẩm mỹ
- Liệu pháp laser
Liệu pháp laser sử dụng các chùm ánh sáng tác động lên từng vùng da cụ thể để loại bỏ lớp sừng già cỗi của da, kích thích tái tạo tế bào và trả lại làn da đều màu. Trị liệu bằng laser có nhiều dạng, chẳng hạn như laser xâm lấn, laser không xâm lấn… Mỗi liệu trình sẽ tương thích với những tình trạng da nhất định. Để xác định điều này, bạn phải có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để tránh nguy cơ làm tổn thương cho da trong quá trình điều trị.
- Áp dụng liệu pháp ánh sáng có cường độ lớn
Đây là phương pháp điều trị bằng laser không xâm lấn, có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen ở lớp trung bì và phá hủy các hắc sắc tố melanin tại khu vực điều trị. Phương pháp này cần thực hiện lại nhiều lần để mang lại hiệu quả nên chi phí khá cao.
- Peel da hóa học
Thay da sinh học hay peel da hóa học cho phép loại bỏ lớp biểu bì sẫm màu và khôi phục lại màu sắc đồng đều trên bề mặt da bằng cách sử dụng axit mạnh với liều lượng thích hợp. Quá trình peel khiến melanin dần bị đào thải đồng thời kích thích tái tạo tế bào da mới. Lưu ý, phương pháp điều trị này rất dễ gây tổn thương da nếu không được thực hiện đúng cách, do đó đòi hỏi sự can thiệp của bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ chuyên khoa.
Làm giảm melanin bằng liệu pháp laser
3.2. Sử dụng kem bôi hoặc thuốc mỡ
Hiện nay, có rất nhiều loại kem làm giảm sắc tố melanin và thuốc mỡ giúp làm sáng da và cải thiện tình trạng gia tăng sắc tố. Chúng hoạt động bằng làm chậm quá trình sản sinh melanin ngay tại vùng da được điều trị.
Kem bôi, thuốc mỡ chữa tăng sắc tố có thể là sản phẩm kê đơn hoặc không kê đơn. Thông thường, các sản phẩm này sẽ chứa một trong những thành phần như kojic acid, glycolic acid, azelaic acid, retinoid hoặc vitamin C. Đây đều là những chất có khả năng ngăn chặn hoạt động của tyrosinase, một loại enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp melanin.
Cần lưu ý, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm đặc trị nào, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu để tránh gặp phải các tác dụng phụ như bong tróc, kích ứng, ửng đỏ hoặc ngứa rát.
Sản phẩm gợi ý: Dr. Baumann Niacin Vitamin B3
[spbv]https://drbaumann.vn/products/niacin-vitamin-b3-ampoule[/spbv]
Dr. Baumann Niacin Vitamin B3 là một trong những sản phẩm hiệu quả nhất giúp giảm sắc tố melanin được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng. Các chuyên gia da liễu của thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu của Đức đã dành 30 năm để nghiên cứu và điều chế hoạt chất niacinamide 100% tính khiết. Đây là một hoạt chất “vàng” với khả năng làm giảm sản sinh melanin trên da bằng cách ức chế hoạt động của tyrosinase.
Theo nhận xét của người tiêu dùng, Dr.Baumann Niacin Vitamin B làm giảm vết thâm chỉ sau hai tuần sử dụng, đồng thời dung nạp tốt kể cả khi da đang rất nhạy cảm. Ngoài ra, dòng tinh chất giảm nám và sáng da này còn chứa các hoạt chất dưỡng ẩm vượt trội như urea, hyaluronic acid và panthenol giúp bảo vệ da, cung cấp nước đầy đủ để duy trì làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa nám tái phát.
3.3. Cân bằng nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến tăng sắc tố melanin. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn phải thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể tiêu thụ các loại thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố như đậu nành, tỏi, súp lơ, bưởi, các loại hạt… Duy trì chế độ ăn này, bạn không chỉ làm mờ sắc tố melanin mà còn duy trì làn da trắng sáng, khỏe mạnh.
3.4. Bảo vệ da với kem chống nắng
Chức năng của melanin là bảo vệ làn da khỏi các tổn thương do ánh nắng mặt trời. Do đó, nếu bạn phơi nắng thường xuyên thì melanin sẽ được sản xuất nhiều hơn so với bệnh thường. Để làm giảm hiện tượng này, các chuyên gia khuyên bạn phải sử dụng các sản phẩm chống nắng có quang phổ rộng với chỉ số SPF trên 30 và khả năng kháng nước tốt.
Lưu ý, kem chống nắng không ngăn chặn được 100% tia cực tím tiếp xúc với da, do đó bạn cần áp dụng các biện pháp bổ sung để bảo vệ da một cách tốt nhất. Chẳng hạn như tránh đi ngoài khi trời đang nắng gắt, mặc quần áo chống nắng, đội mũ, mang kính chống tia cực tím và tránh sử dụng giường tắm nắng.
Bảo vệ da với kem chống nắng
3.3. Cách làm giảm sắc tố melanin bằng biện pháp tự nhiên
Các biện pháp tự nhiên có thể giúp làm sáng các vùng da tăng sắc tố. Tuy nhiên, chúng rất chậm quan lại kết quả, cho nên bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn theo hướng dẫn. Sau đây là một số nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể sử dụng để làm giảm sắc tố melanin ngay tại nhà.
- Nghệ
Theo một nghiên cứu vào năm 2012, thành phần curcumin trong củ nghệ có thể làm giảm tổng hợp melanin bằng cách ngăn chặn hoạt động của các tế bào hắc tố.
- Nước chanh
Các chất axit có trong chanh có đặc tính tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và loại bỏ bã nhờn dư thừa tích tụ bên trong lỗ chân lông. Điều này này không chỉ thúc đẩy quá trình ngăn ngừa mụn mà còn hỗ trợ tái tạo da, nhờ đó cải thiện làn da xỉn màu và thiếu sức sống.
- Gel lô hội
Lô hội chứa một lượng lớn nước, vitamin và khoáng chất thúc đẩy làn da khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy phương pháp điều trị bằng chiết xuất lô hội rất hiệu quả trong việc dưỡng ẩm và làm dịu da. Đáng chú ý nhất, gel lô hội nguyên chất có thể được sử dụng để chữa bỏng nắng trong những trường hợp khẩn cấp.
Bên cạnh những ứng dụng phổ biến nêu trên, lô hội còn mang đến nhiều tiềm năng khác cho làn da. Khả năng làm mờ vết nám và làm sáng da của nó đã đặc biệt nhận được sự tán thưởng của nhiều chị em phụ nữ. Theo các nghiên cứu, tác dụng này của nha đam có liên quan đến chất aloesin và aloin. Hai thành phần của nó có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Chúng giúp chống tăng sắc tố da do tiếp xúc với ánh nắng và mụn trứng cá.
- Trà xanh
Trà xanh là một loại bột giàu chất chống oxy hóa và chất chống viêm. Những chất này rất hữu ích để tăng khả năng tự bảo vệ của da khỏi ánh nắng mặt trời, do đó làm giảm sự hình thành nám.
Làm giảm melanin bằng các nguyên liệu tự nhiên
3.5. Giữ tâm lý thoải mái cũng là cách làm giảm sắc tố melanin
Bạn có biết rằng những cảm xúc tiêu cực, tình trạng mất ngủ hay căng thẳng cũng nằm trong những nguyên nhân tăng sắc tố melanin trong cơ thể? Chính vì vậy, bạn cần duy trì một tinh thần vui vẻ, thoải mái cũng như thái độ sống lạc quan, tích cực thì mới có thể làm ức chế sắc tố melanin.
Để duy trì làn da sáng và đều màu, trước tiên bạn phải tìm ra cách làm giảm sắc tố melanin phù hợp. Dù bạn lựa chọn phương pháp nào, hãy nhớ bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và thực hiện lối sống khoa học. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm chăm sóc da giúp làm giảm melanin chất lượng và hiệu quả, hãy liên hệ với Dr. Baumann ngay nhé!