Cháy nắng là hiện tượng da bị viêm, ửng đỏ và bỏng rát do phơi nắng gắt quá lâu mà không áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp. Da bị cháy nắng không chỉ gây đau đớn mà còn làm tăng nguy cơ lão hóa và ung thư, do đó cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt.
Ngay sau đây, Dr. Baumann sẽ hướng dẫn bạn những cách phục hồi da bị cháy nắng nhanh nhất, đồng thời đưa ra các phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng này. Còn chờ gì nữa mà không khám phá ngay!
Da bị cháy nắng phải làm sao, phục hồi da bị cháy nắng như thế nào?
Biểu hiện của làn da bị cháy nắng
Mọi vùng da trên cơ thể đều có thể bị cháy nắng, thậm chí cả những khu vực đã được che phủ bởi quần áo. Các triệu chứng cháy nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt, bao gồm:
- Da bị viêm, đỏ rát, có thể khó nhận biết hơn trên da tối màu.
- Da khô ráp, cảm thấy ấm hoặc nóng khi chạm vào.
- Đau, đau và ngứa.
- Sưng tấy hoặc phồng rộp.
- Xuất hiện các mụn nước nhỏ, chứa dịch lỏng và có thể bị vỡ.
- Nhức đầu, sốt, buồn nôn và mệt mỏi nếu bị cháy nắng nghiêm trọng.
- Mắt cảm thấy đau hoặc có sạn.
Da ửng đỏ, đau rát khi bị cháy nắng
Da bị cháy nắng bao lâu thì hết?
Thời gian để da bị cháy nắng phục hồi phụ thuộc vào mức độ tổn thương mà ánh nắng gây ra. Cụ thể:
- Cháy nắng cấp độ 1: Chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da, gây đỏ rát nhẹ và da có thể bong tróc trong vòng 3 - 5 ngày sau đó thì lành hẳn.
- Cháy nắng cấp độ 2: Tác động đến lớp biểu bì, dẫn đến hiện tượng phồng rộp và sưng đỏ, đòi hỏi khoảng 7 - 10 ngày để phục hồi.
- Cháy nắng cấp độ 3: Gây tổn hại đến lớp mỡ bên dưới da và có thể phá hủy các dây thần kinh. Do đó, bạn sẽ bị đau rát nặng, mất nước và dễ nhiễm trùng da. Da cháy nắng cấp độ 3 cần nhiều thời gian hơn để phục hồi, khoảng 2 - 3 tuần.
Lưu ý: Các khoảng thời gian trên có thể được rút ngắn nếu bạn áp dụng các phương pháp chữa cháy nắng thích hợp. Trong đó, cháy nắng cấp độ 2 và cấp độ 3 cần có sự can thiệp của điều trị y tế để kiểm soát kịp thời các tổn thương trên da.
Phục hồi da cháy nắng nhẹ có thể trong vài ngày
Cách phục hồi da bị cháy nắng
Đi vào chỗ râm
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu da bị cháy nắng, bạn cần nhanh chóng di chuyển vào nơi có bóng râm để da không bị tổn thương thêm. Trong giai đoạn da vẫn chưa lành, bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu phải ra ngoài, hãy cố gắng bảo vệ các vết cháy nắng bằng quần áo và kem chống nắng.
Xem xét ảnh hưởng của cháy nắng
Nếu muốn chữa cháy nắng một cách hiệu quả thì việc xác định mức độ tổn thương trên da là hết sức cần thiết. Đối với da bị cháy nắng nhẹ, không có dấu hiệu sưng đau, phồng rộp thì bạn có thể xử lý ngay tại nhà. Trong trường hợp nặng hơn, các vết rộp như bị bỏng xuất hiện kèm theo đau nhức, sốt, mệt mỏi thì phải đi đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Uống thuốc giảm đau phục hồi da cháy nắng
Để kiểm soát các cơn đau do cháy nắng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm phục hồi da bị cháy nắng không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen,... Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ đúng các hướng dẫn về liều dùng do hãng dược quy định hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng lô hội phục hồi da bị cháy nắng
Các nghiên cứu cho thấy việc thoa gel nha đam giúp kháng viêm và chữa lành vùng da cháy khá hiệu quả nhờ vào thành phần aloin. Ngoài ra, nha đam còn cung cấp hàm lượng nước dồi dào để làm mát, làm dịu, giữ ẩm và ngăn ngừa bong tróc da. Bạn lưu ý, nha đam không được khuyên dùng cho trường hợp da bị cháy nắng nghiêm trọng.
Thoa gel nha đam giúp làm dịu tức thì các vết cháy nắng
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm làm mát da
Bạn có thể cấp cứu làn da cháy nắng nhanh chóng với kem dưỡng ẩm làm mát da. Hãy chọn các sản phẩm dạng gel hoặc lotion bởi chúng có thể cấp nước và làm mềm da tốt hơn. Các thành phần có tác dụng làm dịu, kháng viêm như nha đam, chiết xuất hoa cúc,... nên có mặt trong thành phần của các sản phẩm này.
Ngoài ra, các loại kem chứa 1% hydrocortison cũng là sự lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn làm giảm sưng đau, kích ứng và ngứa trong 1 - 2 ngày sau khi bị cháy nắng. Bạn lưu ý rằng không thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da có vết thương hở và tránh sử dụng các sản phẩm chứa thành phần gây giữ nhiệt như petroleum.
Sản phẩm gợi ý: Dr. Baumann After Sun Lotion
[spbv]https://drbaumann.vn/products/after-sun-lotion[/spbv]
Dr. Baumann After Sun Lotion là dòng sản phẩm chuyên dùng cho da sau khi phơi nắng. Sản phẩm có kết cấu dạng lỏng nên thẩm thấu rất nhanh vào da, từ đó cấp nước và làm dịu tức thì các dấu hiệu khô da hoặc bỏng rát do tiếp xúc với ánh nắng. Với bảng thành phần đạt chuẩn Bionome, Dr. Baumann After Sun Lotion có thể sử dụng được cho cả những làn da nhạy cảm. Đặc biệt, công thức sản phẩm chỉ bao gồm những thành phần tương thích với làn da, cho nên khả năng gây kích ứng là rất thấp.
Một số thành phần và công dụng của Dr. Baumann After Sun Lotion:
- Aloe Barbadensis Leaf Juice: Chiết xuất nha đam giúp cấp nước, làm dịu vùng da khô ráp, bong tróc, đồng thời kích thích vết thương mau lành.
- Macadamia Ternifolia Seed Oil: Dầu từ hạt mắc ca cung cấp các axit béo cần thiết cho da đang tổn thương, khiến da trở nên mềm mại và đủ ẩm.
- Butyrospermum Parkii Butter: Bơ hạt mỡ chứa hàm lượng lớn hoạt chất dưỡng ẩm, giúp ngăn chặn hiện tượng da khô, bong tróc và khóa độ ẩm trên da.
- Urea: Ngăn chặn mất nước qua biểu bì, giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da để chống lại các dấu hiệu viêm nhiễm.
- Panthenol: Provitamin B5 mang lại công dụng làm mềm mượt, làm dịu vùng da đang kích ứng, đồng thời thúc đẩy phục hồi vết thương.
- D-alpha-Tocopheryl Acetate: Vitamin E tự nhiên nguyên chất cải thiện sức khỏe làn da bằng cách làm tăng khả năng chống nắng, chống oxy hóa, dưỡng ẩm, làm lành và kháng viêm.
- Allantoin: Chiết xuất hoa cúc giúp làm dịu, dưỡng ẩm, làm lành, chống oxy hóa cho da nhạy cảm, da đang cần phục hồi.
Uống nước phục hồi da cháy nắng
Cháy nắng khiến da bị mất nước, từ đó dẫn đến tình trạng khô sần và bong tróc. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc thậm chí sốc nhiệt. Do đó, việc bổ sung nước và chất điện giải trong giai đoạn này là hết sức cần thiết. Nước lọc, nước dừa hay các loại nước chứa khoáng chất, vitamin đều là sự lựa chọn phù hợp.
Tránh làm vỡ những chỗ da bị phồng rộp
Da phồng rộp là hiện tượng phổ biến khi bị cháy nắng nặng. Nếu chỗ rộp bị vỡ thì không tránh khỏi việc gây đau rát và có thể để lại thâm sẹo vĩnh viễn khi không được điều trị đúng cách. Vì vậy, bạn đừng dại mà chạm hay bóc những chỗ rộp nhé!
Tới gặp bác sĩ da liễu nếu nặng
Vết cháy nắng nhẹ có thể tự lành và không cần điều trị y tế. Ngược lại, bạn có thể cần đến gặp bác sĩ nếu vết cháy nắng của bạn ở cấp độ 2 hoặc 3. Đặc biệt, khi có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, chuột rút thì hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Cần gặp bác sĩ ngay nếu da bị cháy nắng quá nặng
Phương pháp chống nắng hiệu quả
Bôi kem chống nắng
Các chuyên gia khuyên bạn nên thoa kem chống nắng phổ rộng có ít nhất SPF 15 ngay cả trong những ngày nhiều mây. Nếu hoạt động ở những nơi nắng gắt như bãi biển, hãy sử dụng các sản phẩm có chỉ số SPF trên 50, có khả năng kháng nước và mồ hôi tốt. Để duy trì hiệu quả chống nắng, đừng quên thoa đủ lượng và thoa lại sản phẩm sau khoảng 2 - 4 tiếng.
Chống nắng bằng cách mặc áo chống nắng
Chỉ thoa kem chống nắng thì không thể đảm bảo làn da của bạn một cách toàn diện nhất. Do đó, hãy sử thêm các biện pháp che chắn khác như mặc áo chống nắng, đội mũ rộng vành , mang kính râm,... Đối với quần áo chống nắng, bạn nên lựa chọn các chất liệu mát mẻ, thấm hút mồ hôi tốt để giữ không khiến da bị ẩm ướt hay nóng bức.
Uống viên uống chống nắng
Uống viên uống chống nắng giúp tăng cường khả năng chịu đựng của làn da trước tác hại của tia cực tím. Theo nghiên cứu, mỗi viên uống chống nắng có thể bảo vệ da tương tự như kem chống nắng có chỉ số SPF 3. Vì vậy, sau khi sử dụng loại viên uống làm đẹp này thì bạn vẫn thoa kem chống nắng như bình thường nhé!
Uống nhiều nước để chống nắng
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da có xu hướng tăng nhiệt và tiết mồ hôi nhiều hơn. Khi đó, hiện tượng mất nước có thể xảy ra và dễ dẫn đến cháy nắng hoặc say nắng. Để phòng ngừa các trường hợp này, bạn hãy uống nhiều nước hơn, nhất là khi hoạt động liên tục ở ngoài trời.
Tăng cường uống nước để gia tăng khả năng miễn dịch của làn da
Tăng cường vitamin C cho cơ thể
Vitamin C là một chất chống oxy hóa rất tốt cho cả làn da lẫn cơ thể. Hoạt chất này khi được sử dụng kết hợp với kem chống nắng sẽ phát huy công dụng bảo vệ da tối ưu nhất. Đặc biệt, vitamin C còn giúp triệt tiêu các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, sạm nám và ung thư da.
Bổ sung điện giải
Bổ sung chất điện giải cũng là cách để tăng khả năng chống nắng của làn da. Đối với những người chơi thể thao thì điều này lại càng cần thiết. Nếu không thích nước uống bù điện giải thì bạn có thể uống nước dừa tươi để cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể.
Hạn chế đi ra ngoài vào những thời điểm nắng gắt
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng 10 - 16 giờ. Đây là thời điểm mà tia cực tím hoạt động mạnh nhất, có thể gây đỏ rát và cháy nắng da chỉ trong thời gian ngắn. Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, hãy sử dụng kem chống nắng kết hợp với các biện pháp che chắn.
Xem thêm: 7 Cách phục hồi da mặt bị rỗ tại nhà đơn giản, nhanh chóng
Tắm trước khi đi ra ngoài
Việc tắm nước mát trước trước lúc đi ra ngoài giúp làm giảm thân nhiệt và lưu giữ độ ẩm trên da. Do đó, bạn sẽ không cảm thấy quá nóng bức hoặc tiết nhiều mồ hôi khi phơi nắng, từ đó hạn chế hiệu quả tình trạng mất nước cũng như cháy nắng.
Tắm trước khi ra ngoài có thể giúp tăng cường khả năng chống nắng của da
Trên đây là những cách phục hồi da bị cháy nắng đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Đối với các vết cháy nắng nặng, Dr. Baumann khuyên bạn không nên tự chữa mà hãy đến thăm khám tại các cơ sở, phòng khám y tế. Ngoài ra, hãy chú trọng đến việc phòng ngừa hơn để tránh gây cháy nắng tốt nhất có thể nhé!