Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính có khả năng gây hại cao thường được nhắc đến là chất bảo quản. Tuy nhiên, "chất bảo quản" không đơn giản chỉ là "chất bảo quản" với 1 cái tên duy nhất mà chúng còn rất nhiều cái tên khác nhau và khả năng gây hại cho da khác nhau. Trong đó có 3 chất bảo quản có thể gây nên hậu quả cao nhất là ung thư da. Hãy cùng tìm hiểu ngay 3 chất này trong bài viết dưới đây.
Chất bảo quản là gì?
Chất bảo quản thường đóng vai trò là tiêu diệt vi khuẩn trong sản phẩm để giữ cho sản phẩm không bị hỏng. Tuy nhiên chất bảo quản lại không hề thông minh như bạn nghĩ: do đó nó giết chết TẤT CẢ các sinh vật đơn bào. TẤT CẢ các chất bảo quản đều có chức năng giống nhau và do đó có khả năng gây hại như nhau. Tạp chí thương mại Đức "Der Hautartz" (bằng tiếng Hà Lan là "De Dermatologisch") do đó rất rõ ràng: "Không có chất bảo quản nào hoạt động tốt mà không gây mẫn cảm đồng thời cho da" (tức là chuẩn bị cho một dị ứng do tiếp xúc).
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto ở Nhật Bản đã xác định vào năm 2005 rằng các sản phẩm có chất bảo quản khiến tế bào da sống chết nhanh hơn gấp 3 lần so với bình thường.
Hệ thống miễn dịch thường thành công trong việc loại bỏ thủ phạm, do đó các tế bào da sống thường được bảo vệ trong một thời gian dài nên bạn thường không thấy gì ngay cả bạn sử dụng sản phẩm chất bảo quản. Nhưng nếu hệ thống miễn dịch vẫn bị quá tải bởi sự bảo vệ và dọn dẹp liên tục đó, thì dị ứng vẫn sẽ bùng phát. Khi đó đã quá muộn và làn da đã già đi theo năm tháng.
3 Chất bảo quản bạn nên cẩn thận khi nhìn thấy chúng
1. Paraben
Parabens là một nhóm hóa chất được sử dụng rộng rãi như chất bảo quản nhân tạo trong các sản phẩm mỹ phẩm từ những năm 1920. Vốn đã quá quen mặt với những tác hại được chứng minh bởi những tổ chức y tế toàn cầu, Parabens bị gạch tên khỏi danh mục thành phần và khẩu hiệu "sản phẩm không chứa Parabens" xuất hiện gần như trong tất cả sản phẩm như một thông điệp an toàn. Dù được cảnh báo là nhóm chất bảo quản gây nên nhiều tác hại, song Parabens vẫn là hóa chất được sử dụng phổ biến. Vậy, vì sao hóa chất thực sự nguy hiểm này có thể tiếp xúc và gây hại cho làn da, sức khỏe của bạn?
Parabens không chỉ là tên INCI duy nhất xuất hiện trên bảng thành phần sản phẩm mà chúng có chuỗi dài các tên khoa học phức tạp, khiến người tiêu dùng khó nhận diện. Chất bảo quản nói chung và Parabens nói riêng thường đứng ở vị trí gần cuối, ít nhận được sự quan tâm trong nhãn thành phần. Tuy được giới hạn ở nồng độ cho phép (song một sản phẩm có thể chứa nhiều thành phần thuộc nhóm Parabens khác nhau).
Đặc biệt nồng độ an toàn được giới hạn trong một sản phẩm riêng lẻ. Tuy nhiên, mỗi ngày chúng ta có thể sử dụng nhiều sản phẩm khác nhau, nhiều lần trong ngày và lặp lại nhiều ngày nên nồng độ an toàn trong một sản phẩm không đủ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn.
Các tên gọi khác cùng họ paraben mà bạn không nhận ra:
1,2-Dibromo 2,4-Dicyanobutane
4-Hydroxybenzoic Acid
Benzoic Acid
Benzyl Alcohol
Bronopol
Butylparaben
Cetylpyridinium Chloride
Chlorhexidine
Chlorhexidine Digluconate
Chlormethylisothiazolinone
Climbazole
Dehydroacetic Acid
Diazolidinyl Urea
Dibromodicyanobutan
Dichlorobenzyl Alcohol
Digluconate
DMDM Hydantoin
Ethylparaben
Formaldehyde
Hexamidine Diisethionate
Imidazolidinyl Urea
Iodpropinylbutylcarbamat
Methylchloroisothiazolinone
Methyldibromo
Glutaronitrile
Methylisothiazolinone
Methylparaben
Myrtrimonium
Bromide PHB Ester
Phenoxyethanol
Potassium Acid
Sodium propylene
Dibenzoyl Acididium
Biguanide
Pyribromo
2. Formaldehit
Hay thường được biết đến với các tên phọc-môn, là chất bảo quản có trong thực phẩm và dược mỹ phẩm. Chất này giúp kháng khuẩn và duy trì chất lượng mỹ phẩm sau khi mở nắp.
Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê formaldehyde hay formaledehit vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Nguy hiểm hơn có thể gây ung thư đối với các cơ quan của cơ thể người, … Bởi vì cơ thể người không có cơ chế đào thải formaldehyde
Dựa trên nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ và IARC:
- Nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn như hít thở phải formaldehyde có thể gây ra kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở.
- Nếu tiếp xúc bên ngoài trong thời gian dài thì Formaldehyde gây ra các tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, ...
- Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai.
Ký hiệu của Formaldehit trên bảng thành phần sản phẩm: Formaldehyde, quaternium – 15, DMDM hydantoin, Imidazolidinyl Urea, Diazolidinyl Urea, Polyoxymethylene Urea, Sodium Hydroxymethylglycinate, 2 – Bromo – 2 – Nitropropane – 1,3 – Diol (Bromopol) And Glyoxal.
Tìm thêm thông tin tại đây
3. Phenoxyethanol
Cũng thuộc họ của paraben nhưng bạn cần phải nhớ nó vì sự nguy hại còn hơn cả paraben đối với sức khỏe của chính bạn và cả gia đình, thế hệ sau. Da tiếp xúc với phenoxyethanol có liên quan đến các phản ứng dị ứng, từ bệnh chàm và phát ban đến sốc phản vệ. Bệnh chàm cũng là một phản ứng dị ứng phổ biến khi da tiếp xúc với các sản phẩm có chứa một phần trăm hoặc nhiều hơn phenoxyethanol.
Ảnh hưởng hệ thần kinh cấp tính (trẻ sơ sinh): Năm 2008, FDA đã cảnh báo người tiêu dùng không nên mua loại kem có chứa thành phần này trong sản phẩm bôi ở phụ nữ mang thai, do đó làm suy nhược hệ thần kinh trung ương và gây nôn mửa và tiêu chảy ở trẻ bú mẹ. Các triệu chứng của hệ thần kinh suy nhược bao gồm trẻ sơ sinh giảm cảm giác thèm ăn, khó đánh thức trẻ, tứ chi khập khiễng và thay đổi màu da.
Xem thêm nghiên cứu này tại đây
Làm sao để bảo quản sản phẩm mà không cần chất bảo quản?
Là thành phần ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm, song chất bảo quản cũng tạo ra không ít những rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe và làn da. Thông thường, chúng ta chọn cách chấp nhận sự có mặt của chất bảo quản, vì cho rằng nếu không có thành phần này sản phẩm sẽ bị biến đổi tính chất.
Nhưng thực tế, nếu không sử dụng chất bảo quản, sản phẩm vẫn có thể duy trì trạng thái ổn định nhất dựa vào 2 yếu tố sau đây:
1. Thành phần chất lượng: Những thành phần chất lượng nhất, không bổ sung những chất gây hại như chất tạo màu, chất tạo mùi, dầu khoáng,... sẽ có khả năng kháng lại sự xâm nhập của vi khuẩn tốt hơn.
2. Bổ sung Vitamin E tự nhiên nguyên chất: Về mặt kỹ thuật, Vitamin E không phải là chất bảo quản, tuy nhiên chất này có khả năng kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Vitamin E (có tên chính xác là D-alpha-Tocopheryl Acetate) sẽ ngăn chặn quá trình oxy hóa dầu, giúp các thành phần khác tránh được sự biến đổi tính chất, cấu trúc hóa học. Mặt khác, Vitamin E còn đóng vai trò là dưỡng chất giúp làn da ngăn chặn và khắc phục các vấn đề lão hóa. Việc ứng dụng Vitamin E trong sản phẩm vừa củng cố về mặt chất lượng, vừa thay thế những chất bảo quản có hại cho làn da, cơ thể bạn.
Đẹp là phải an toàn! Làn da chỉ có 1 và duy nhất nên cần được chăm sóc và thương yêu đúng cách. Tìm hiểu thêm các sản phẩm có chứa Vitamin E tốt nhất tại đây