Dr. Baumann VN

Kem che khuyết điểm khác gì với kem nền? Các loại kem che khuyết điểm an toàn?

DR BAUMANN VIETNAM - 04 tháng 10, 2022

Sau khi thoa kem nền thì chúng ta thường sử dụng thêm kem che khuyết điểm. Vậy 2 sản phẩm này có gì khác nhau? Chúng ta có nên thay thế kem nền bằng kem che khuyết điểm không? Ngay sau đây, Dược mỹ phẩm DR.BAUMANN sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc của bạn nhé!

1. Kem che khuyết điểm khác gì với kem nền?

1.1. Về chức năng

- Kem nền

Kem nền sử dụng cho toàn bộ khuôn mặtKem nền sử dụng cho toàn bộ khuôn mặt

Kem nền là sản phẩm có thể thoa lên toàn bộ khuôn mặt với mục đích làm đều màu da và làm mờ các vết thâm, đốm đen, sạm màu hoặc mẩn đỏ. Đồng thời, kem nền còn tạo ra một lớp nền mềm mịn giúp các sản phẩm trang điểm phía sau dễ dàng hoà hợp và lên màu tốt hơn.

- Kem che khuyết điểm

Che quầng thâm mắt hiệu quả hơn với kem che khuyết điểmChe quầng thâm mắt hiệu quả hơn với kem che khuyết điểm

Kem che khuyết điểm không được sử dụng cho toàn bộ khuôn mặt mà chỉ dành cho những vùng da có khuyết điểm chưa thể che phủ hết bằng kem nền. Bạn có thể sử dụng sản phẩm để cho mọi khuyết điểm như quầng thâm mắt, mụn, nám, nếp nhăn,... 

1.2. Về kết cấu

- Kem che khuyết điểm

Kem che khuyết điểm dạng kem đặcKem che khuyết điểm dạng kem đặc 

+ Kem che khuyết điểm dạng kem đặc: Có kết cấu dày và độ che phủ cao nhất tuy nhiên gây cảm giác bí trên da.

+ Kem che khuyết điểm dạng kem lỏng: Được sử dụng phổ biến nhất bởi kết cấu mỏng nhẹ, dễ sử dụng.

+ Kem che khuyết điểm dạng thỏi: Độ che phủ cao hơn và kết cấu đặc hơn che khuyết điểm dạng lỏng, để lại lớp nền mịn lì, rất thích hợp với da dầu.

- Kem nền

Kem nền dạng dạng bộtKem nền dạng bột

+ Kem nền dạng lỏng: Độ che phủ trung bình, thích hợp cho da ít khuyết điểm.
+ Kem nền dạng bột: Che phủ trung bình như mang đặc tính hấp thụ dầu rất hiệu quả, phù hợp cho những người có làn da dầu.
+ Kem nền dạng kem: Kết cấu đặc hơn và giàu sắc tố hơn so với nền dạng lỏng và bột.
+ Kem nền dạng thỏi: Kết cấu đặc nhất nên độ che phủ cũng cao nhất trong các loại kem nền.

1.3. Về màu sắc

- Kem che khuyết điểm

Kem che khuyết điểm hiệu chỉnh sắc daKem che khuyết điểm hiệu chỉnh sắc da

Bên cạnh những tông màu da truyền thống, kem che khuyết điểm còn có những màu được sử dụng để trung hòa sắc da như: 
+ Màu xanh lá cây: Che vết mẩn đỏ, mụn, vùng da bị bệnh rosacea. 
+ Màu tím: Làm sáng vùng da có sắc vàng.
+ Màu vàng/màu hồng: Che quầng thâm và làm sáng tông màu da. 
+ Màu đào: Che quầng thâm và các đốm xám.

- Kem nền

Kem nền thường chỉ có những tông màu da bình thườngMột vài tông màu kem nền

Không giống với kem che khuyết điểm, kem nền thường chỉ có những màu tông da từ sáng đến tối. 


2. Những câu hỏi thường gặp về kem che khuyết điểm

2.1. Kem che khuyết điểm dùng trước hay sau kem nền? 

Kem che khuyết điểm dùng trước hay sau kem nền?Kem che khuyết điểm dùng trước hay sau kem nền?

Việc thoa kem nền và kem che khuyết điểm không đúng thứ tự có thể khiến lớp trang điểm của bạn trông kém mịn màng hoặc bị loang lổ. Theo các chuyên viên trang điểm, kem nền dạng lỏng nên được thoa trước kem che khuyết điểm còn kem nền dạng bột thì nên thoa sau kem che khuyết điểm. 


2.2. Có nên thay thế kem nền bằng kem che khuyết điểm?

Có nên thay thế kem nền bằng kem che khuyết điểm?Có nên thay thế kem nền bằng kem che khuyết điểm?

Bạn có thể thay thế kem nền bằng kem che khuyết điểm. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng kem che khuyết điểm thường có kết cấu đặc hơn kem nền. Do đó, nếu bạn không tẩy trang và làm sạch da thật kỹ càng thì lớp cặn trang điểm còn tồn đọng sẽ gây ra các vấn đề về da như mụn, mẩn đỏ, kích ứng,... 


2.3. Có thể bỏ qua bước che khuyết điểm được không? 

Có thể bỏ qua bước che khuyết điểm nếu bạn có nền da đẹpCó thể bỏ qua bước che khuyết điểm nếu bạn có nền da đẹp

Việc có cần sử dụng kem che khuyết điểm hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng da và vẻ ngoài mà bạn muốn đạt được khi trang điểm. Nếu bạn muốn lớp trang điểm trông thật hoàn hảo với làn da không tì vết thì nên có che khuyết điểm. 

Còn nếu bạn có làn da đẹp hoặc ít khuyết điểm thì hoàn toàn có thể bỏ qua bước che khuyết điểm để lớp trang điểm trông tự nhiên hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng các dạng kem nền mỏng nhẹ hoặc BB cream có độ che phủ cao hơn.


2.4. Kem che khuyết điểm có gây mụn không?

Vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên góp phần hạn chế nguy cơ bị mụn sau khi trang điểmVệ sinh cọ trang điểm thường xuyên góp phần hạn chế nguy cơ bị mụn sau khi trang điểm 

Một số bạn thường bị nổi mụn sau khi sử dụng các sản phẩm trang điểm, trong đó có kem che khuyết điểm. Nguyên nhân là do trong các sản phẩm này có chứa các chất như dầu khoáng, chất bảo quản,... gây bít tắc lỗ chân lông, khiến hoạt động của tuyến dầu bị mất cân bằng, từ đó dẫn đến việc hình thành mụn. 

Ngoài ra, thói quen chăm sóc da không phù hợp cũng khiến làn da dễ nổi mụn. Ví dụ, bạn tẩy trang chưa sạch hoặc rửa mặt quá mức khiến lớp màng dầu bị tổn thương nên vi khuẩn xâm nhập. 

Như vậy, kem che khuyết điểm không gây mụn nếu bạn chọn đúng sản phẩm và làm sạch da đúng cách.

Để loại bỏ vấn đề bị mụn sau khi trang điểm, bạn nên lưu ý một vài điều sau đây:
+ Chọn sản phẩm trang điểm an toàn, không chứa chất độc hại bằng cách đọc kỹ bảng thành phần sản phẩm.
+ Rửa mặt 2 lần/ngày bằng những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da nhẹ nhàng.

>> Tham khảo ngay: Gel Rửa Mặt Cho Mọi Loại Da Cleansing Gel của DR. BAUMANN

[spbv]https://drbaumann.vn/products/sua-rua-mat-cleansing-gel-dr-baumann[/spbv]

+ Tẩy trang kỹ càng bằng các sản phẩm an toàn, không chứa dầu để loại sạch bụi bẩn, cặn trang điểm khỏi lỗ chân lông.

>> Tham khảo ngay: Tẩy Trang Mắt Eye Make Up Remove của DR. BAUMANN

 [spbv]https://drbaumann.vn/products/tay-trang-mat-eye-make-up-remove[/spbv]

+ Làm sạch cọ, mút trang điểm thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây mụn.

 

2.5. Kem che khuyết điểm loại nào an toàn?

Kem che khuyết điểm loại nào an toàn?Kem che khuyết điểm loại nào an toàn?

Thị trường mỹ phẩm hiện nay rất hỗn tạp khi vô số phẩm kém chất lượng, có chứa hóa chất độc hại được bày bán khắp nơi. Nếu bạn không may sử dụng những sản phẩm ấy thì sẽ khiến sức khỏe làn da bị tổn hại nghiêm trọng, dẫn đến các vấn đề như kích ứng, nổi mụn, lão hóa sớm, viêm da,...Do đó, bạn cần tỉnh táo và không nên nghe theo những lời quảng cáo rầm rộ nhằm chiêu dụ người tiêu dùng của một số thương hiệu.

Nằm tách biệt với thế giới mỹ phẩm hỗn loạn ngoài kia, Dược mỹ phẩm trang điểm DR. BAUMANN cung cấp cho người tiêu dùng hệ thống sản phẩm Bionome an toàn tuyệt đối cho làn da vì NÓI KHÔNG với chất bảo quản, chất tạo màu, hương liệu, dầu khoáng, chất chống nắng hóa học, oxygen, chất dẫn xuất từ động vật, bao bì và vỏ hộp.

Điều này có nghĩa là bạn sẽ không còn phải lo lắng việc da bị tổn thương, nổi mụn, lão hóa,... nếu chọn các sản phẩm của DR. BAUMANN MakeUP vì thương hiệu đã loại bỏ mọi chất có thể gây hại cho da ra khỏi bảng thành phần. Đặc biệt, màu của sản phẩm thậm chí còn là màu của các khoáng chất tự nhiên có lợi cho làn da.

Vậy kem che khuyết điểm loại nào an toàn? Câu trả lời đã quá rõ ràng đúng không nào! Còn chờ gì nữa mà không thử ngay kem che khuyết điểm DR. BAUMANN!

+ Kem Che Khuyết Điểm Liquid Concealer
 

[spbv]https://drbaumann.vn/products/kem-che-khuyet-diem-liquid-concealer[/spbv]
 

Thành phần: Octyldodecyl Stearoyl Stearate, Bis-Diglyceryl Polyacyladipate-2, VP/Hexadecene Copolymere, Nylon-12, Talc, Octyldodecyl PCA, Tribehenin, CI 77891, CI 77499, CI 77492, CI 77491

+ Bút che khuyết điểm Concealer Pencil


 [spbv]https://drbaumann.vn/products/concealer-pencil[/spbv]
 

Thành phần: Kaolin, Hydrogenated Palm Kernel Glycerides, Myristyl Myristate, Behenyl Alcohol, Bis-Diglyceryl Caprylate/Caprate/Isostearate/Stearate/Hydroxystearate Adipate, Caprylic/Capric Triglyceride, Hydrogenated Palm Glycerides, Stearalkonium Hectorite, Propylene Carbonate, (+/-) CI 77891, CI 77491, CI 77492, CI 77499

Vậy là bạn đã biết được kem che khuyết điểm khác gì với kem nền rồi đúng không nào? Mặc dù việc sử dụng sản phẩm này giúp lớp trang điểm trở nên hoàn hảo hơn nhưng đôi khi nó lại khiến làn da bị tổn hại. Để thoát khỏi cơn ác mộng đó thì bạn nên chọn những sản phẩm an toàn nhé!

DR BAUMANN VIETNAM - 04 tháng 10, 2022
Bài viết kế tiếp:

Top 3 chất bảo quản "khét tiếng" gây hại bị Bộ Y Tế nghiêm cấm

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính có khả năng gây hại cao thường được nhắc đến là chất bảo quản. Tuy nhiên, "chất bảo quản" không đơn giản chỉ là "chất bảo quản" với 1 cái tên duy nhất mà chúng còn rất nhiều cái tên khác nhau và khả năng gây hại cho da khác nhau. Trong đó có 3 chất bảo quản có thể gây nên hậu quả cao nhất là ung thư da. Hãy cùng tìm hiểu ngay 3 chất này trong bài viết dưới đây. 

Chất bảo quản là gì?

Chất bảo quản thường đóng vai trò là tiêu diệt vi khuẩn trong sản phẩm để giữ cho sản phẩm không bị hỏng. Tuy nhiên chất bảo quản lại không hề thông minh như bạn nghĩ: do đó nó giết chết TẤT CẢ các sinh vật đơn bào. TẤT CẢ các chất bảo quản đều có chức năng giống nhau và do đó có khả năng gây hại như nhau. Tạp chí thương mại Đức "Der Hautartz" (bằng tiếng Hà Lan là "De Dermatologisch") do đó rất rõ ràng: "Không có chất bảo quản nào hoạt động tốt mà không gây mẫn cảm đồng thời cho da" (tức là chuẩn bị cho một dị ứng do tiếp xúc). 

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto ở Nhật Bản đã xác định vào năm 2005 rằng các sản phẩm có chất bảo quản khiến tế bào da sống chết nhanh hơn gấp 3 lần so với bình thường. 

Hệ thống miễn dịch thường thành công trong việc loại bỏ thủ phạm, do đó các tế bào da sống thường được bảo vệ trong một thời gian dài nên bạn thường không thấy gì ngay cả bạn sử dụng sản phẩm chất bảo quản. Nhưng nếu hệ thống miễn dịch vẫn bị quá tải bởi sự bảo vệ và dọn dẹp liên tục đó, thì dị ứng vẫn sẽ bùng phát. Khi đó đã quá muộn và làn da đã già đi theo năm tháng. 

 

3 Chất bảo quản bạn nên cẩn thận khi nhìn thấy chúng

1. Paraben

Parabens là một nhóm hóa chất được sử dụng rộng rãi như chất bảo quản nhân tạo trong các sản phẩm mỹ phẩm từ những năm 1920. Vốn đã quá quen mặt với những tác hại được chứng minh bởi những tổ chức y tế toàn cầu, Parabens bị gạch tên khỏi danh mục thành phần và khẩu hiệu "sản phẩm không chứa Parabens" xuất hiện gần như trong tất cả sản phẩm như một thông điệp an toàn. Dù được cảnh báo là nhóm chất bảo quản gây nên nhiều tác hại, song Parabens vẫn là hóa chất được sử dụng phổ biến. Vậy, vì sao hóa chất thực sự nguy hiểm này có thể tiếp xúc và gây hại cho làn da, sức khỏe của bạn?

Parabens không chỉ là tên INCI duy nhất xuất hiện trên bảng thành phần sản phẩm mà chúng có chuỗi dài các tên khoa học phức tạp, khiến người tiêu dùng khó nhận diện. Chất bảo quản nói chung và Parabens nói riêng thường đứng ở vị trí gần cuối, ít nhận được sự quan tâm trong nhãn thành phần. Tuy được giới hạn ở nồng độ cho phép (song một sản phẩm có thể chứa nhiều thành phần thuộc nhóm Parabens khác nhau).

 

Đặc biệt nồng độ an toàn được giới hạn trong một sản phẩm riêng lẻ. Tuy nhiên, mỗi ngày chúng ta có thể sử dụng nhiều sản phẩm khác nhau, nhiều lần trong ngày và lặp lại nhiều ngày nên nồng độ an toàn trong một sản phẩm không đủ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. 

Các tên gọi khác cùng họ paraben mà bạn không nhận ra:

1,2-Dibromo 2,4-Dicyanobutane
4-Hydroxybenzoic Acid
Benzoic Acid
Benzyl Alcohol
Bronopol
Butylparaben
Cetylpyridinium Chloride
Chlorhexidine
Chlorhexidine Digluconate
Chlormethylisothiazolinone
Climbazole
Dehydroacetic Acid
Diazolidinyl Urea
Dibromodicyanobutan
Dichlorobenzyl Alcohol
Digluconate
DMDM Hydantoin
Ethylparaben
Formaldehyde
Hexamidine Diisethionate
Imidazolidinyl Urea
Iodpropinylbutylcarbamat
Methylchloroisothiazolinone
Methyldibromo
Glutaronitrile 
Methylisothiazolinone 
Methylparaben 
Myrtrimonium 
Bromide PHB Ester 
Phenoxyethanol 
Potassium Acid
Sodium propylene 
Dibenzoyl Acididium 
Biguanide 
Pyribromo 

2. Formaldehit

Hay thường được biết đến với các tên phọc-môn, là chất bảo quản có trong thực phẩm và dược mỹ phẩm. Chất này giúp kháng khuẩn và duy trì chất lượng mỹ phẩm sau khi mở nắp.

Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê formaldehyde hay formaledehit vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Nguy hiểm hơn có thể gây ung thư đối với các cơ quan của cơ thể người, … Bởi vì cơ thể người không có cơ chế đào thải formaldehyde
Dựa trên nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ và IARC:

- Nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn như hít thở phải formaldehyde có thể gây ra kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở.

- Nếu tiếp xúc bên ngoài trong thời gian dài thì Formaldehyde gây ra các tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, ...

- Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai.

Ký hiệu của Formaldehit trên bảng thành phần sản phẩm: Formaldehyde, quaternium – 15, DMDM hydantoin, Imidazolidinyl Urea, Diazolidinyl Urea, Polyoxymethylene Urea, Sodium Hydroxymethylglycinate, 2 – Bromo – 2 – Nitropropane – 1,3 – Diol (Bromopol) And Glyoxal.

Tìm thêm thông tin tại đây

3. Phenoxyethanol

Cũng thuộc họ của paraben nhưng bạn cần phải nhớ nó vì sự nguy hại còn hơn cả paraben đối với sức khỏe của chính bạn và cả gia đình, thế hệ sau. Da tiếp xúc với phenoxyethanol có liên quan đến các phản ứng dị ứng, từ bệnh chàm và phát ban đến sốc phản vệ. Bệnh chàm cũng là một phản ứng dị ứng phổ biến khi da tiếp xúc với các sản phẩm có chứa một phần trăm hoặc nhiều hơn phenoxyethanol.

Ảnh hưởng hệ thần kinh cấp tính (trẻ sơ sinh): Năm 2008, FDA đã cảnh báo người tiêu dùng không nên mua loại kem có chứa thành phần này trong sản phẩm bôi ở phụ nữ mang thai, do đó làm suy nhược hệ thần kinh trung ương và gây nôn mửa và tiêu chảy ở trẻ bú mẹ. Các triệu chứng của hệ thần kinh suy nhược bao gồm trẻ sơ sinh giảm cảm giác thèm ăn, khó đánh thức trẻ, tứ chi khập khiễng và thay đổi màu da.

Xem thêm nghiên cứu này tại đây  

Làm sao để bảo quản sản phẩm mà không cần chất bảo quản?

Là thành phần ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm, song chất bảo quản cũng tạo ra không ít những rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe và làn da. Thông thường, chúng ta chọn cách chấp nhận sự có mặt của chất bảo quản, vì cho rằng nếu không có thành phần này sản phẩm sẽ bị biến đổi tính chất.

Nhưng thực tế, nếu không sử dụng chất bảo quản, sản phẩm vẫn có thể duy trì trạng thái ổn định nhất dựa vào 2 yếu tố sau đây:

1. Thành phần chất lượng: Những thành phần chất lượng nhất, không bổ sung những chất gây hại như chất tạo màu, chất tạo mùi, dầu khoáng,... sẽ có khả năng kháng lại sự xâm nhập của vi khuẩn tốt hơn.

2. Bổ sung Vitamin E tự nhiên nguyên chất: Về mặt kỹ thuật, Vitamin E không phải là chất bảo quản, tuy nhiên chất này có khả năng kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Vitamin E (có tên chính xác là D-alpha-Tocopheryl Acetate) sẽ ngăn chặn quá trình oxy hóa dầu, giúp các thành phần khác tránh được sự biến đổi tính chất, cấu trúc hóa học. Mặt khác, Vitamin E còn đóng vai trò là dưỡng chất giúp làn da ngăn chặn và khắc phục các vấn đề lão hóa. Việc ứng dụng Vitamin E trong sản phẩm vừa củng cố về mặt chất lượng, vừa thay thế những chất bảo quản có hại cho làn da, cơ thể bạn.

 

Đẹp là phải an toàn! Làn da chỉ có 1 và duy nhất nên cần được chăm sóc và thương yêu đúng cách. Tìm hiểu thêm các sản phẩm có chứa Vitamin E tốt nhất tại đây

 

/