Dr. Baumann VN

[Giải đáp thắc mắc] Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?

DR BAUMANN VIETNAM - 27 tháng 03, 2023

Hiện nay đắp mặt nạ là một bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da của chị em phụ nữ, việc này đem lại nhiều công dụng đáng kinh ngạc đối với làn da. Tuy nhiên, chúng ta cần phải đi nghiên cứu và tìm hiểu về nó để khi sử dụng chúng ta có thể đạt hiệu quả như mong muốn, chẳng hạn như đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không, đắp mặt nạ xong nên làm gì.

Sau đây, Dr.Baumann sẽ tới bạn các loại mặt nạ và cách đắp mặt nạ đúng chuẩn nhất. Hãy cùng nhau dành ra chút thời gian để tìm hiểu và bạn sẽ có thể sở hữu làn da căng mọng, hồng hào, khỏe mạnh.

dap mat na xong co can rua mat khong

Đắp mặt nạ xong có cần rửa lại không

Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?

Chúng ta đều biết rằng mặt nạ là một trong các bước dưỡng da vô cùng cần thiết bởi nó cung cấp nước và bổ sung vitamin cho da, giúp da luôn trong tình trạng hồng hào khỏe mạnh. Tuy nhiên nhiều người trong chúng ta sau khi sử dụng mặt nạ thường không rửa mặt lại với nước, đây là một vấn đề rất đáng lo ngại. Việc không rửa lại mặt phải tùy thuộc vào loại mặt nạ mà bạn đang dùng có cho phép điều đó hay không. 

Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không: Để loại bỏ và làm sạch các tinh chất thừa cũng như phần bã mặt nạ bạn nên rửa lại mặt sau quá trình đắp mặt nạ. Tuy nhiên trong các loại mặt nạ đang có trên thị trường mặt nạ ngủ có thể rửa mặt vào sáng hôm sau, các loại mặt nạ còn lại cần rửa mặt ngay sau khi sử dụng, nếu không vệ sinh sau khi đắp mặt nạ có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với làn da.

cach dap mat na xong co nen rua

Đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt không: Nên rửa mặt sau khi đắp mặt nạ để đem lại hiệu quả tốt nhất

Đắp mặt nạ xong làm gì?

Sau khi đắp mặt nạ xong thì làm gì: Tuỳ vào từng loại mặt nạ mà có các quy trình cũng như tần suất sử dụng khác nhau bạn nên tham khảo: 

Đối với mặt nạ giấy

Mặt nạ giấy tuy an toàn và dịu dịu nhẹ với da nhưng chúng ta vẫn phải rửa mặt sau khi sử dụng nó, tuy nhiên bạn có thể rửa với nước thường mà không phải sử dụng sữa rửa mặt. Rửa mặt sau khi đắp mặt nạ sẽ giúp da thông thoáng và ngăn chặn tình trạng nổi mụn, bạn có thể kết hợp bôi kem trị mụn, dưỡng trắng và toner.

Mặt nạ giấy an toàn và lành tính với da, vì thế mà nhiều chị em chúng ta đã lạm dụng nó trong quá trình làm đẹp. Đối với mặt nạ giấy chúng ta chỉ nên sử dụng tối đa 3 lần một tuần và đắp trong khoảng 20 phút.

dap mat na xong can rua mat khong

Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không: Nên rửa mặt sau khi sử dụng Mặt nạ giấy

Đối với mặt nạ gel

Chúng ta cần phải rửa mặt kĩ với sữa rửa mặt sau khi sử dụng mặt nạ gel vì nếu không thì da bạn sẽ bị bít tắc lỗ chân lông và xảy ra tình trạng kích ứng, nổi mụn ẩn… Sau khi rửa mặt có thể thực hiện các bước skincare và sử dụng nước hoa hồng. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn các loại sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ để tránh xảy ra tình trạng kích ứng.

dap mat na xong co nen rua mat khong

Nên kết hợp sử dụng mặt nạ gel và toner để đạt hiệu quả tối ưu khi chăm sóc da

Đối với mặt nạ đất sét

Mặt nạ đất sét chứa thành phần khoáng chất có lợi cho da, mặt nạ đất sét thấm sâu vào các lỗ chân lông để hút các bụi bẩn và vi khuẩn có hại, sau đó khóa chặt nó, bởi vậy sau khi mặt nạ đất sét khô chúng ta cần phải rửa mặt để bụi bẩn được rửa thôi theo nước.

Đối với loại mặt đất sét chúng ta chỉ nên đắp trong khoảng từ 5 – 10 phút bởi vậy cần phải cực kỳ lưu ý việc vệ sinh da mặt sau khi đắp. Sau khi sử dụng mặt nạ đất sét cần rửa mặt thật kĩ nếu không da sẽ bị bong tróc, kích ứng và làm tình trạng mụn diễn ra nặng hơn.

Ngoài ra, sau khi đắp mặt nạ đất sét thì chúng ta có thể đắp thêm mặt nạ giấy để cấp nước và bổ sung độ ẩm. Bạn nên lưu ý rằng cần chọn loại mặt nạ phù hợp với tình trạng da và sau khi sử dụng mặt nạ thì nên đi ngủ để da hấp thụ tốt nhất các khoáng chất.

dap mat na xong lam gi

Mặt nạ đất sét loại bỏ vi khuẩn rất tốt

Đối với mặt nạ ngủ

Mặt nạ ngủ là sản phẩm được nhiều chị em phụ nữ tin dùng vì nó sử dụng các thành phần có tác động nhẹ đối với da mặt, khi sử dụng mặt nạ này bạn không cần phải rửa mặt sau khi đắp. Đối với mặt nạ ngủ chúng ta nên skincare xong trước khi sử dụng, bởi vì thế sau khi sử dụng mặt nạ ngủ chúng ta không cần thực hiện thêm bước nào khác. 

Sáng hôm sau khi tỉnh dậy chúng ta nên rửa mặt để loại bỏ bớt khoáng chất thừa mà da không thể hấp thu được để tránh xảy ra tình trạng mụn. Mặt nạ ngủ dưỡng ẩm bổ sung nhiều dưỡng chất cho da nên khi đắp qua đêm sẽ đem lại hiệu quả rất đáng ngạc nhiên.

Đối với mặt nạ thiên nhiên

Mặt nạ thiên nhiên nổi bật với tác dụng tích cực của nó đối với da, đồng thời loại mặt nạ này cũng rất an toàn và lành tính. Đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt không: Sau khi sử dụng mặt nạ từ thiên nhiên bạn nên rửa mặt sạch lại với nước nếu không rửa mặt sau khi đắp mặt nạ sẽ làm da xảy ra tình trạng bết dính, bít tắc lỗ chân lông và kích ứng.

Sau khi rửa mặt, bạn có thể thoa toner để cung cấp độ pH cần thiết và se khít lỗ chân lông, nên bôi kem dưỡng ẩm để cấp ẩm, làm mềm da. Đối với các bạn bị tình trạng mụn nặng hơn có thể kết hợp sử dụng với các loại serum trị mụn và nên đi ngủ để da được thư giãn từ đó các dưỡng chất sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất.

dap mat na xong co rua lai bang nuoc khong

Mặt nạ từ thiên nhiên an toàn và lành tính với da

Quy trình đắp mặt nạ đúng cách

Để mặt nạ phát huy được hiệu quả của nó một cách tốt nhất thì xây dựng quy trình sử dụng mặt nạ là bước vô cùng quan trọng. Khi đắp mặt nạ đúng cách sẽ giúp quá trình làm đẹp da diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn, loại bỏ tình trạng bị kích ứng hay gây ra mụn do bít tắc lỗ chân lông. Sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về các bước đắp mặt nạ nhé.

dap mat na xong co can rua lai khong

Nên đắp mặt nạ đúng cách để làn da nhanh trắng hồng, khỏe mạnh

  • Bước 1: Trước khi sử dụng mặt nạ chúng ta cần rửa sạch tay sau đó làm sạch da với sữa rửa mặt.
  • Bước 2: Khi đắp mặt nạ tránh để mặt nạ dây vào mắt hay môi và quét đều mặt nạ trên da để đảm bảo các vùng da có thể hấp thụ đủ các dưỡng chất
  • Bước 3: Đắp mặt nạ trong từ 10 – 15 phút, đối với mặt nạ đất sét chỉ nên đắp trong khoảng từ 5 – 10 phút để không gây khô da.
  • Bước 4: Đối với mặt nạ ngủ bạn có thể sử dụng qua đêm mà chưa cần rửa mặt ngay, tuy nhiên đối với mặt khác thì cần rửa mặt thật sạch với nước để tránh tình trạng kích ứng và nổi mụn.
  • Bước 5: Sau khi sử dụng mặt nạ bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm, nước hoa hồng hoặc các loại serum khác để nâng cao khả năng làm đẹp da.

Cách chọn mặt nạ phù hợp cho từng loại da

Ngoài việc tìm hiểm xem đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không thì chọn mặt nạ nào phù hợp với làn da cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. 

dap mat na xong co nen rua mat khong

Chọn mặt nạ phù hợp với da giúp quá trình dưỡng da diễn ra thuận lợi lợi hơn

Mặt nạ cho da dầu

Mặt nạ phù hợp với da nhờn phải đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn tuyến bã nhờn tiết dầu, tẩy tế bào chết và loại bỏ bụi bẩn hiệu quả. Đồng thời các bạn nên chọn các loại mặt nạ cung cấp được lượng lớn vitamin cho da. Một số loại mặt nạ các bạn có thể sử dụng như: mặt nạ đất sét, mặt nạ than hoạt tính…

Mặt nạ cho da khô

Đối với da khô thì các bạn nên đặt tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn là mặt nạ phải cung cấp độ ẩm, giúp da mịn màng và căng bóng. Nếu bạn sử dụng các loại mặt nạ có khả năng cấp ẩm thấp thì nên kết hợp sử dụng với các sản phẩm dưỡng khóa ẩm khác.

Mặt nạ cho da nhạy cảm

Với da mặt nhạy cảm, bạn cần đặc biệt lưu tâm khi sử dụng hay lựa chọn mặt nạ bởi làn da này rất dễ bị kích ứng. Khi lựa chọn mặt nạ phải ưu tiên sự lành tính và dịu nhẹ của mặt nạ. Sản phẩm nên chứa các vitamin giúp bảo vệ da chống lại các tác nhân gây hại.

Mặt nạ cho da hỗn hợp

Rất khó để có thể tìm được mặt nạ phù hợp cho da mặt này vì da hỗn hợp là sự pha trộn của nhiều loại da khác nhau. Khi lựa chọn mặt nạ đối với làn da này chúng ta nên dựa vào nhu cầu của bản thân, nếu bạn muốn cấp ẩm cho da thì nên ưu tiên các loại mặt nạ nhẹ nhàng và có khả năng cấp nước.

Nếu bạn muốn kiềm dầu thì nên sử dụng mặt nạ đất sét tuy nhiên chỉ nên đắp mỗi tuần một lần. Hoặc bạn muốn mặt nạ trị mụn thì có thể dùng loại mặt nạ làm khô nhanh cồi mụn, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây hại.

Mặt nạ Dr. Baumann Aloe Vera Mask phù hợp tiêu chí an toàn cho da

Cấp ẩm là yếu tố cực kỳ quan trọng để chăm sóc da trong thời tiết khô hanh và nắng nóng. Mặt nạ gel, đặc biệt là Dr. Baumann Aloe Vera Mask, là sự lựa chọn tối ưu để dưỡng âm nhanh chóng và hiệu quả. 

Với đặc tính mát rượi khi sử dụng, sản phẩm này không chỉ giúp giảm căng thẳng và dịu mát cho da mà còn không gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khác biệt và vượt trội so với các sản phẩm khác trên thị trường. Điều này làm cho Dr. Baumann Aloe Vera Mask trở thành sự lựa chọn an toàn và hiệu quả cho việc cung cấp độ ẩm và phục hồi làn da ẩm mượt, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

[spbv]https://drbaumann.vn/products/mat-na-aloe-vera[/spbv]

Cạnh đó, trong sản phẩm còn chứa nha đam nên có thể làm mát và làm dịu da. Không chỉ vậy, Dr. Baumann Aloe Vera Mask còn kết hợp các loại thảo mộc như hoa cúc, hoa môi, hoa oải hương làm cho mặt nạ này trở nên lý tưởng để sử dụng cho làn da đang cần làm dịu và phục hồi tức thì.

  • Với cam kết không chứa chất bảo quản hóa học, chất tạo màu, chống nắng hóa học, dầu khoáng, hương liệu, oxygen, Dr. Baumann Aloe Vera Mask không chỉ là một sản phẩm dưỡng da mà còn là lựa chọn an toàn đối với làn da. Sự loại bỏ các chất gây kích ứng giúp sản phẩm này giảm nguy cơ gây tổn thương cho da, làm tăng tính thân thiện và phù hợp với nhiều loại da khác nhau.
  • Sản phẩm này của nhà Dr.Baumann được sản xuất và tuân theo tiêu chuẩn Bionome – để đạt được tiêu chuẩn này nhãn hàng cần phải vượt qua những khâu kiểm định khắt khe và những quy định nghiêm ngặt về bảng thành phần, khâu sản xuất, công dụng và kể cả bao bì đóng gói.
  • Vì tuân theo tiêu chuẩn khắt khe số một thế giới – tiêu chuẩn Bionome nên các thành phần trong Dr. Baumann Aloe Vera Mask đều có những công dụng vô cùng hiệu quả, đa số thành phần đều có tác dụng làm dịu tình trạng căng thẳng, kích ứng, ửng đỏ.

Với tiêu chí ưu tiên sức khỏe của làn da, Dr. Baumann Aloe Vera Mask cam kết mang lại hiệu quả dưỡng da an toàn. Sự phổ biến và sự săn đón của sản phẩm này của nhà Dr. Baumann được chứng minh qua việc nhiều chuyên gia và bác sĩ từ 48 quốc gia trên thế giới đã đề xuất sử dụng mặt nạ này để cấp ẩm và làm dịu da một cách hiệu quả. Đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là sự lựa chọn hàng đầu trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng làn da

Lưu ý khi sử dụng mặt nạ trị mụn tại nhà

Có nên đắp mặt nạ mỗi ngày?

Đắp mặt nạ giúp cải thiện tình trạng da một cách hiệu quả, tuy nhiên chúng ta không nên sử dụng nó mỗi ngày vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như bít tắc lỗ chân lông, bong tróc da và làm gia tăng khả năng gây ra mụn ẩn, mụn mủ…

Bên cạnh đó khi sử dụng mặt nạ hàng ngày sẽ làm da mất đi sức đề kháng, từ đó vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào các lỗ chân lông gây mụn hay làm tình trạng mụn viêm diễn ra nặng hơn.

dap mat na xong co phai rua mat khong

Chỉ nên đắp mặt nạ tối đa 3 lần một tuần

Ngoài ra, nếu sử dụng mặt nạ hàng ngày sẽ phá hủy đi lớp màng bảo vệ da khiến da nhạy cảm hơn với bụi bẩn và ánh nắng mặt trời. Nếu bạn không có biện pháp bảo vệ da kỹ càng trước tia UV thì da sẽ xuất hiện nám, đồi mồi, bỏng nhiệt….

Trước những vấn đề đó, chúng ta chỉ nên đắp mặt nạ tối đa 3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút để da có thể hấp thụ và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đắp mặt nạ sau bước nào khi skincare?

Nên đắp mặt nạ sau bước nào khi skincare là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm nhất. Theo quy trình làm đẹp đúng chuẩn thì các chuyên gia khuyên rằng nên đắp mặt nạ sau khi tẩy trang, rửa mặt và trước tất cả các bước khác trong chu trình chăm sóc da

Đối với mặt nạ ngủ bạn nên sử dụng nó ở bước cuối cùng nhất và có thể sử dụng qua đêm. Có thể hiểu là sau khi bạn skincare hoàn tất mới sử dụng loại mặt nạ này.

Khi đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt không: Đối với các loại mặt nạ còn lại nên sử dụng sau khi làm sạch da, sau đó nên rửa mặt sạch lại với nước rồi mới bắt đầu việc skincare hàng ngày.

dap mat na giay xong co can rua mat khong

Nên kết hợp sử dụng kem dưỡng và serum để trị mụn hiệu quả

Bạn có thể không cần sử dụng dưỡng ẩm sau khi đắp mặt nạ vì mặt nạ đã cung cấp cho da một độ ẩm cần thiết, tuy nhiên đối với da khô các bạn nên sử dụng để bổ sung cho da độ ẩm tốt nhất. Có thể sử dụng serum và nước hoa hồng để cấp ẩm và điều trị mụn xuất hiện trên da. Chúng ta chỉ nên sử dụng mặt nạ từ 2 – 3 lần/ tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Trên đây, Dr.Baumann đã giới thiệu tới cho bạn các cách sử dụng mặt nạ dưỡng da để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như việc đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không. Nếu bạn muốn sở hữu một làn da trắng hồng, khỏe mạnh và không bị mụn quấy nhiễu thì nên sử dụng mặt nạ một cách khoa học nhất. 

Hy vọng rằng với các cách lựa chọn và sử dụng mặt nạ đúng cách đã nói ở trên bạn đã có thể tìm cho mình một loại mặt nạ phù hợp để cùng gắn bó trong việc theo đuổi làn da căng mọng và sáng mịn.

Bài viết này cũng là đáp án cho các câu hỏi:  Cách đắp mặt nạ xong có nên rửa, đắp mặt nạ xong có cần rửa lại không, đắp mặt nạ xong có phải rửa mặt không, đắp mặt nạ giấy xong có nên rửa mặt, đắp mặt nạ giấy xong có nên rửa mặt không, đắp mặt nạ xong có rửa lại bằng nước không, đắp mặt nạ xong cần rửa mặt không? 

DR BAUMANN VIETNAM - 27 tháng 03, 2023
Bài viết kế tiếp:

Top 20 thành phần độc hại trong mỹ phẩm nhất định phải tránh

Liệu bạn có lựa chọn mỹ phẩm làm đẹp nhưng lại ẩn chứa những thành phần “xấu xí”? Bên cạnh những hoạt chất làm đẹp hào nhoáng, sản phẩm bạn đang dùng vẫn đang chứa những cái tên mang đầu sự độc hại được cả thế giới gọi tên. Và trong chính bài viết này, Dr. Baumann sẽ đưa ra 20 thành phần độc hại ẩn mình trong mỹ phẩm bạn dùng mỗi ngày.

thanh phan doc hai trong my pham

Top 20 thành phần độc hại phổ biến nhất trong mỹ phẩm

“Chất độc” có trong mỹ phẩm mà bạn nhất định phải tránh

Nhóm Dầu Khoáng và Chất Nhũ Hóa

1. Petrolatum

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thành phần này với hai cái tên là Mineral oil hay Vaseline.Trong nền công nghệ cũ, thành phần này được truyền thông với công dụng giữ ẩm, làm mềm cho da, cải thiện tình trạng khô da và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, Petrolatum được ghi nhận nhiều vấn đề nguy hại khác:

  • Gây rối chức năng của da: Dầu khoáng thay thế màng dầu tự nhiên trên da, gây rối loạn hoạt động của tuyến dầu. Theo thời gian, dầu khoáng phá hủy hoàn tự sự sống của tuyến dầu. Từ đây, da bị rối loạn, dễ lão hóa, dễ kích ứng và nhạy cảm hơn
  • Gây bít tắc nang lông: Dầu khoáng lập đầy nang lông và tăng nguy cơ bùng phát mụn nghiêm trọng.
  • Tăng nguy cơ gây ung thư: Sử dụng dẫn xuất từ dầu mỏ làm tăng khả năng nhiễm PAHs - Thành phần gây ung thư được Chương trình Chất Độc Quốc Gia Hoa Kỳ công bố. Một nghiên cứu khác cũng có thấy phụ nữ nhiễm PAH có tỉ lên mắc bệnh ung thư cao hơn 50%.

2. Acrylamide (Polyacrylamide,Polyquaternium-7, Polyacrylic acid)

Acrylamide là hợp chất hóa học bị cấm trong mỹ phẩm tại Canada và EU. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, da có khả năng hấp thụ Acrylamide khá nhanh, đặc biệt hỗn hợp dầu và nước. Do đó, các sản phẩm chứa Acrylamide có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Ung thư: Acrylamide có khả năng gây ung thư tuyến giáp, tinh hoàn, tuyến vú, tử cung, tuyến yên và khoang miệng khi thử nghiệm với động vật. Và nhiều nghiên cứu trên người cũng đã tìm được mối liên hệ giữa hóa chất này với ung thư tuyến tụy, ung thư vú, buồng trứng và nội mạc tử cung.
  • Gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em bởi chúng có khả năng đi vào nhau thai hay sữa mẹ. Trẻ em tiếp xúc với chất này có thể gây ảnh hưởng đến trọng lượng, não bộ…

thanh phan doc hai trong my pham 4

Thành phần độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và người mẹ

Ngày nay, Acrylamide đã bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm tại Châu Âu và như một dẫn xuất của nó, Polyacrylamide, được sử dụng khá rộng rãi. Với công dụng làm ổn định và tăng độ kết dính của các thành phần trong nhiều sản phẩm. Polyacrylamide bị hạn chế nồng độ dưới 0.05-2.8% vào năm 2005. Mặc dù Polyacrylamide được cho là an toàn khi dưới nồng độ cho phép nhưng chưa có có bằng chứng chúng sẽ ổn định khi sử dụng lâu dài mà không giải phóng Acrylamide - Thành phần độc hại gây ung thư.

Link tham khảo: https://www.safecosmetics.org/chemicals/polytetrafluoroethylene

3. Alkylphenols (Nonylphenol, Octyphenol, Hectaphenol)

Alkylphenols là một nhóm hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm làm sạch và cũng là một thành phần được sử dụng trong sản xuất nhựa và thuốc trừ sâu. Trong mỹ phẩm, Alkylphenols được ứng dụng trong sản xuất nước hoa, chất kết dính trong mỹ phẩm.

thanh phan doc hai trong my pham 6

Alkylphenols giúp sản phẩm đặc và tạo độ kết dính

Đây là một trong những thành phần mang nhiều nguy hiểm bị cấm trong thực phẩm và nhiều sản phẩm khác bởi:

  • Có tác dụng như estrogen trong cơ thể người nên khi cơ thể tiếp nhận thành phần này sẽ gây ra rối loạn nội tiết tố và thay thế nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể. Ngoài ra, hóa chất này có thể di chuyển qua từ nhau thai qua em bé. Việc thai nhi tiếp xúc sớm Nonylphenol sẽ gây ra nhiều tổn thương, làm gián đoạn quá trình phát triển.
  • Nonylphenol có tác động xấu tới quá trình trao đổi chất của cơ thể khi chúng làm tăng cảm giác thèm ăn, tăng nguy cơ béo phì. Bằng cách bắt chước hoạt động của các tế bào thần kinh POMC có tác dụng điều chỉnh hành vi ăn uống.
  • Tăng nguy cơ ung thư vú: Nonylphenol gây rối loạn estrogen, kích thích hoạt động của tế bào ung thư vú.

Ngoài ra, dây là thành phần không thể phân hủy nên được xem là chất gây ô nhiễm môi trường nước, đất và cả không khí.

Link tham khảo: https://www.greenspec.co.uk/building-design/alkylphenols-environment-human-health/

4. Ethanolamines (BEA, TEA, MEA)

ETHANOLAMINE phổ biến ở hai dạng Diethanolamine (DEA) và Triethanolamine (TEA) và thường được sử dụng trong nhiều mỹ phẩm. Trong khi DEA được sử dụng như chất nhũ hóa thì TEA là chất tạo mùi thơm, điều chỉnh độ pH cho sản phẩm.

thanh phan doc hai trong my pham 7

Ethanolamines để dùng để giảm bớt mùi hóa học có trong mỹ phẩm

Mỗi dạng Ethanolamine sẽ gây ảnh tác động hoàn toàn khác nhau. Trong khi TEA trở thành chất gây hại khi kết hợp với những thành phần có khả năng phân hủy Nitơ và tạo ra Nitrosamine. Chất này đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế liệt kê là chất gây ung thư. Thì DEA có thể phản ứng với nhiều thành phần và giải phóng một chất gây ung thư khác là Nitrosodiethanolamine (Viết tắt NDEA).

Ngoài gây ung thư, Ethanolamine có thể gây hại đến người dùng bằng cách tích lũy trên da sau khi sử dụng. Dần dần chúng tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản ở nam giới, gây nhiễm độc cơ quan, thần kinh, suy giảm trí nhớ hoặc sự phát triển trí não vĩnh viễn ở thai nhi.

5. PTFEs

PTFE với tên gọi đầy Polytetrafluoroethylene (hay còn gọi Teflon) một chất gây tối loạn chu kỳ kinh nguyệt, u vú và ung thư. Đây là hợp chất Flo được sử dụng phổ biến nhất trong mỹ phẩm được tạo ra từ Perfluorooctanoic Acid (PFOA).

Mặc dù chưa có nghiên cứu xác nhận khả năng gây ung thư của PTFE nhưng PFOA được xác nhận làm tăng khả năng gây ung thư. Không những thế, PFOA được tìm thấy trong cơ thể người trưởng thành và cả dây rốn của trẻ sơ sinh.

thanh phan doc hai trong my pham 14

Thành phần gây ung thư nguy hại số 1 hiện nay

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã chỉ định PFOA có thể gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tinh hoàn, tuyến tiền liệt, thận, buồng trứng... khi phơi nhiễm với chất này.

Ngoài ra, PFOA còn gây tác động xấu đến hàng loạt cơ quan trong cơ thể như:

  • Rối loạn nội tiết tố, phá vỡ estrogen can thiệp lên mức testosterone ở nam. Nó hoạt động như một chất kháng estrogen.
  • Dậy thì muộn đối với bé gái có máu bị nhiễm PFOA nồng độ cao. PFOA khiến chu kỳ kinh nguyệt chậm hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngực...
  • Khả năng sinh sản: việc phát hiện PFOA trong dây rốn trẻ sơ sinh.

Nhóm Chất Chống Nắng Độc Hại

Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu với bất kỳ ai và được sử dụng mỗi ngày trong suốt cuộc đời. Do đó, khi lựa chọn kem chống nắng bạn cần chắc chắn thành phần của chúng an toàn trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Bởi vì có khả nhiều thành phần chống nắng độc hại vẫn còn đang được sử dụng rộng rãi như avobenzone, homosalate, octinoxate, octisalate, octocrylene, oxybenzone. Không chỉ được ghi nhận gây dị ứng trên da, những thành phần này có thể xâm nhập vào da và dần thay đổi nội tiết tố, tăng nguy cơ ung thư… Thậm chí, sự biến đổi này gây ảnh hưởng đến sữa mẹ. Do sự xâm nhập thành phần chống nắng độc hại có thể khiến thai nhi và trẻ sơ sinh phát triển chậm và gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong dây rốn trẻ sơ sinh có gần 200 thành phần độc hại.

thanh phan doc hai trong my pham 15

Bảng thành phần chống nắng độc hại do EWG công

Không chỉ gây độc tính cho cơ thể mà những thành phần này được cảnh báo có khả năng gây hại đến hệ sinh thái biển, đặc biệt là các rạn san hô, tảo, nhím biển... Một giọt hợp chất này có trong hơn 15 triệu lít nước cũng đủ gây nguy hiểm cho các sinh vật biển.

1. Avobenzone

  • Thành phần chống nắng này không ổn định và gây ra dị ứng trên da như nổi mẩn đỏ, kích ứng
  • Phá vỡ hệ thống nội tiết tố, làm rối loạn hoạt động của Testosterone
  • Avobenzone là thành phần dễ bị phân hủy dưới ánh nắng và giải phóng các gốc tự do gây hại khiến da lão hóa nhanh hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

2. Oxybenzone

  • Có thể hấp thụ qua da gây ra dị ứng như đỏ da, ngứa rát
  • Chúng có khả năng gây rối loạn nội tiết tố, đặc biệt testosterone ở nam giới.
  • Oxybenzone được ghi nhận có thể di truyền qua cho thai nhi nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai.
  • 4 công bố năm 2020, FDA đồng ý về khả năng làm tăng nguy cơ ung thư vú và lạc nội mạc tử cung.
  • Đây là thành phần chống nắng bị cấm sử dụng tại Hawaii bởi độc tính của nó có thể giết chết rạn san hô và nhiều sinh vật biển khác

3. Homosalate

  • Rối loạn nội tiết tố: Có khả năng tác lên hệ thống Estrogen, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển tế bào ung thư vú gấp 3.5 lần
  • Ngoài ra, hệ thống androgen- hormone nội tiết tố nam và progesterone - hormone sinh dục nữ cũng bị ảnh hưởng. Từ đó, Homosalate là giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ
  • Tăng khả năng hấp thụ các chất độc khác qua da như thuốc trừ sâu, chất diệt côn trùng.

4. Octinoxate

thanh phan doc hai trong my pham 1

Thành phần nguy hại cực kỳ phổ biến trong kem chống nắng

Octinoxate (Octyl Methoxycinnamate) có khả năng kháng tia UVB va là một chất không hòa tan trong nước. Đây là thành phần gây rối loạn nội tiết tố làm tăng nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra, Octinoxate cũng làm giảm hormone tuyến giáp gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nguy hiểm hơn, thành phần này gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ và di truyền sang đời sau, như: Tăng nguy cơ sảy thai, vô sinh, giảm số lượng tinh trùng.

5. Octisalate

  • Thành phần chống nắng dễ dàng hấp thụ qua da cao hơn gấp 10 lần nên có khả năng gây nhiều vấn đề da như
  • Viêm da như phát ban, ngứa, đỏ da, khả năng dị ứng sẽ cao hơn khi da tiếp xúc với tia UV
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh được minh chứng trong nghiên cứu ở chuột năm 2010. Octinoxate làm giảm khả năng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.
  • Thành phần này cũng gây hại đến hệ sinh thái biển và có mặt ở trong nguồn nước.

6. Benzophenone

Thành phần chống nắng bị Hội hiệp Viêm da tiếp xúc Hoa Kỳ (ACIDS) xác định là chất gây dị ứng vào năm 2014. Bởi vì, Benzophenone có thể gây mẩn đỏ, ngứa, nổi mụn nước… Các triệu chứng thường xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài ngày sử dụng.

thanh phan doc hai trong my pham 12

Benzophenone góp mặt trong nhiều sản phẩm làm đẹp

Benzophenone là chất gây ung thư ở người được tổ chức EPA của California liệt kê vào danh sách Đề xuất 65. Các nghiên cứu cũng cho thấy thành phần này gây tăng sinh khối u. Ngoài ra, Benzophenone có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào máu, hàng rào máu não gây ra độc tính sinh sản, làm rối loạn sự phát triển của thai nhi, thay đổi nội tiết tố và nhiễm độc thần kinh.

Đối với môi trường, Benzophenone gây độc cho các sinh vật dưới nước. Chúng tồn tại lâu trong nước và tích tụ thành chất béo gây nguy hại đến hệ thống thủy sinh.

Link tham khảo: https://dermnetnz.org/topics/allergy-to-benzophenone#

Nhóm Chất Bảo Quản Hóa Học

1. Butylated compounds (BHA, BHT)

Butylated Compounds là chất bảo quản hóa học và chống oxy hóa, thường xuất hiện ở hai dạng chính là Butylated hydroxyanisole (BHA) và Butylated Hydroxytoluene (BHT). Trong đó, BHA là chất phổ biến hơn khi được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm, bao bì, đặc biệt trong son và phấn mắt…

thanh phan doc hai trong my pham 8

Được sử dụng rộng rãi trong sản phẩm trang điểm đặc biệt là son và phấn mắt

Cả BHA và BHT đề gây nhiều vấn đề kích ứng trên làn da. Đã có nhiều cơ quan chức năng nghiên cứu và xác nhận hai thành phần có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Ung thư: Theo National Toxicology Program (Chương trình chất độc quốc gia) của Hoa Kỳ đã báo cáo trong Phiên bản thứ 12, BHA có khả năng gây ung thư ở người sau cuộc thí nghiệm trên động vật. Ngoài ra, tổ chức EPA California và IARC (Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế) cũng xác nhận BHA có khả năng gây ung thư, đặc biệt qua đường ăn uống. Nên chất này bị cấp sử dụng trong các sản phẩm sử dụng trên môi và thực phẩm.
  • Rối loạn nội tiết tố: Ủy ban Châu Âu đã xác nhận BHA có khả năng gây rối loạn nội tiết tố ở người.
  • Khiến hệ thống cơ quan bị nhiễm độc: Tổ chức Môi trường Canada đã phân loại BHT vào chất độc hại bởi sau nhiều cuộc thử nghiệm trên động vật có vú đã ghi nhận BHT có thể gây tổn thương thận ở cấp tế bào và gây hại cho phổi ở chuột.
  • Rối loạn chức năng phát triển và sinh sản: Nhiều nghiên cứu trên chuột cho thấy kết quả khi tiếp xúc với BHA liều cao sẽ khiến hệ thống sinh sản ở con đực và con cái bị suy giãn, rối loạn testosterone

Link tham khảo: https://www.safecosmetics.org/chemicals/butylated-compounds/

2. Diazolidinyl Urea

Diazolidinyl Urea được sử dụng với chức năng bảo quản mỹ phẩm bởi khả năng diệt khuẩn, nấm men, nấm mốc... giúp sản phẩm được tồn tại lâu hơn. Tuy nhiên, bản thân thành phần này có khả năng giải phóng khí độc formaldehyde (hay còn gọi là formol, formandehit).

thanh phan doc hai trong my pham 13

Thành phần bảo quản mỹ phẩm được sử rộng cực kỳ phổ biến trong những năm qua

Formaldehyde là chất có khả năng gây cay mắt, chảy nước mắt, khó thở gây khi hút phải. Nếu bạn tiếp xúc với chất này quá thường xuyên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh về da, hệ hô hấp và bạch cầu, ung thư. Nguy hiểm hơn, Formol có thể gây ra biến dị ở bào thai. Bởi sự nguy hiểm, hóa chất này được bị cấm trong thực phẩm nhưng đối với mỹ phẩm thành phần này vấn được phép dùng với nồng độ dưới 0.5%. Và để sử dụng thành phần này, các nhà sản xuất buộc phải sử dụng các chất bảo quản có gốc Paraben để tăng hiệu quả.

Dù vậy, thành phần vấn được đánh giá có nguy cơ gây kích ứng cho da khá cao dù ở nồng 0,04%.

3. DMDM Hydantoin

Lại một chất bảo quản có khả năng giải phóng Formaldehyde - Chất độc có khả năng gây ung thư được cảnh báo bởi nhiều tổ chức sức khỏe trên toàn thế giới.

DMDM Hydantoin thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, tạo kiểu hay mỹ phẩm như kem chống nắng, dưỡng ẩm, trang điểm...với nồng độ dưới 0.1% theo CIR, nhưng Cosmetics Directive of the European Union cho phép dùng ở tối đa 0.6%.Dù vậy đây là chất bảo quản khá thân thiện với môi trường bởi tính dễ phân hủy của chúng.

thanh phan doc hai trong my pham 3

Thành phần được khuyến nghị sử dụng dưới 1%

Dù vậy, đây vẫn là thành phần ẩn chứa nhiều nguy hại mà mọi người cần phải loại bỏ để đảm bảo sức khỏe của người.

4. Parabens

Một thành phần má chắc hẳn mọi người đã quá quen thuộc, Parabens là chất bảo quản hóa học cực kỳ phổ biến và gần như có trong hầu hết các dòng mỹ phẩm. Một số dẫn xuất Parabens mà bạn có thể thấy là ethylparaben, butylparaben, isobutylparaben, isopropylparaben, methylparaben and propylparaben.

thanh phan doc hai trong my pham 10

Tránh xa mọi dẫn xuất có gốc Parabens

Mặc dù Tổ chức Cosmetic Ingredient Review khuyến nghị chỉ nên có nồng độ tối đa 0.8% trong một sản phẩm nhưng không hề tính một người sử dụng nhiều sản phẩm có chứa Parabens. Điều này có nghĩ là bạn hoàn toàn có thể tiếp nhận nhiều Parabens hơn khuyến nghị bởi trung bình mỗi người tiếp xúc với 10-20 sản phẩm mỗi ngày.

Parabens phổ biến đến mức khi đực tìm thấy ở hầu hết mẫu nước tiểu của người trưởng thành Hoa Kỳ. Để làm được điều này, Parabens có thể dễ dàng thẩm thấu qua da, tiến vào máu. Từ đây, Paraben gây ra nhiều vấn đề như:

  • Rối loạn nội tiết bởi khả năng sao chép Estrogen từ đó gây rối loạn nội tiết tố, có thể gây ra các vấn đề như mụn trứng cá, dậy thì sớm ở bé gái, giảm sinh lý ở nam...
  • Ung thư da: Parabens, đặc biệt methylparaben khiến da nhạy cảm hơn với tia UV từ đó khiến da dễ tổn thương, tăng nguy cơ ung thư da. Ngoài ra, Parabens kết hợp với hóa chất liên quan đến Estrogen có thể tăng khối u vú, ung thư da... Năm 2014, nghiên cứu tại anh cho thấy Paraben tìm thấy trong 19-20 khối u
  • Gây ảnh hưởng đến sinh sản:
    • Propylparaben và butylparaben làm giảm sản xuất tinh trùng, giảm nồng độ testosterone ở Nam giới.
    • Butylparaben cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển cơ quan sinh sản của trẻ nhỏ nếu người mẹ tiếp xúc trong giai đoạn mang thai hay cho con bú.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng, Paraben khó phân hủy nhưng lại cực dễ thẩm thấu vào da nên chúng sẽ bị tồn đọng dưới da, hoặc di chuyển vào trong máu. Theo thời gian, Paraben có thể gây ra nhiều vấn đề cho làn da như kích ứng, nổi mụn, vô hiệu hóa hoạt động tế bào da

5. Formaldehyde

Như đã đề cập ở trên, đây là chất gây ung thư ở người nhưng đã từng được sử dụng vô cùng rộng rãi kể cả trong sản phẩm dành cho trẻ em. Đây là chất được giải phóng từ các chất bảo quản được sử dụng trong mỹ phẩm.

  • Khả năng gây ung thư của Formaldehyde đã được nhiều cơ quan chính phủ ghi nhận. Không dừng lại ở đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy Formaldehyde còn liên quan mật thiết tới bệnh bạch cầu, khối u.
  • Vào năm 2015, Hiệp hội Viêm da tiếp xúc Hoa Kỳ xếp thành phần này vào chất có khả năng gây bỏng ở nồng độ cao. Tuy nhiên, dù trong mỹ phẩm thành phần này có nồng độ khá thấp nhưng vẫn gây ra nguy cơ dị ứng khi tiếp xúc trong thời gian dài.

Bạn không chỉ nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa Formaldehyde, mà còn những sản phẩm chứa các thành phần có thể giải phóng chất này như: Quaternium-15, Dmdm Hydantoin, Imidazolidinyl Urea, Diazolidinyl Urea, Polyoxymethylene Urea, Sodium Hydroxymethylglycinate, Bromopol And Glyoxal.

6. Quaternium-15

Quaternium-15 là một chất bảo quản có khả năng giải phóng Formaldehyde - Một trong những hóa chất nguy hiểm được nhiều tổ chức toàn cầu khuyến cáo. Thành phần này phổ biến đến mức chúng xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm trang điểm như Kem nền, phấn, che khuyết điểm... và nhiều sản phẩm chăm sóc cơ thể đặc biệt là kem chống nắng.

thanh phan doc hai trong my pham 2

Chất bảo quản giúp sản phẩm tồn tại lâu hơn, diệt khuẩn

Vì bản thân Quaternium-15 có khả năng giải phóng lượng ít Formaldehyde những vẫn có rất nhiều khi nhận khả năng gây kích ứng da. Ngoài ra, tiếp xúc thường xuyên với chất này có thể tăng nguy cơ dị ứng với thuốc tê và vấn đề có thể gây đến nhiều hệ lụy sức khỏe. Vào năm 2017, Châu Âu đã cấp sử dụng thành phần này. Sau đó, Hoa Kỳ cũng kiểm soát Quaternium-15 dưới mức cho phép.

Nhóm Chất Tạo Màu Hóa Học

1. Muội than (Carbon Black)

Muội than là thành phần quen thuộc được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm trang điểm như mascara, eyeliner hay son. Thành phần này được sản xuất từ các dẫn xuất than đá và được ghi nhận có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và nhiều tác động tiêu cực đến nội tạng.

thanh phan doc hai trong my pham 9

Màu đen của mascara hay eyeliner có thể được sản xuất từ muôi than

Trong tự nhiên, các nguyên liệu điều chế muội than đều chứa polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs). Đây là thành phần cực kỳ nguy hiểm bởi khả năng phá hủy ADN ở người dùng, tăng cường hình thành khối u ở phổi, bàng quang hay da. Ngoài ra, PAHs có khả năng gây ung thư và tạo ra độc tính cho các cơ quan sinh sản và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tự nhiên.

Sự nguy hiểm của thành phần này được nhiều tổ chức khuyến cáo như:

  • Tổ chức Bảo vệ Môi trường California xác nhận muội than ở kích thước lớn, có thể hít vào, là chất gây ung thư trong Danh sách Đề xuất 65
  • Cơ quan Ung thư Quốc tế cũng đưa muội than vào danh sách các chất có khả năng gây ung thư.

Và nhiều nghiên cứu cho thấy, hóa chất này gây nhiều độc tính nghiệm trọng cho cơ thể người như gây ra các bệnh về phổi và tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.

2. o,m và p-phenylenediamine

Thành phần phổ biến trong các sản phẩm nhuộm tóc, hóa chất giúp loại bỏ màu tóc tự nhiên và giúp màu thuốc nhuộm giữ màu lâu hơn. Tuy nhiên, hóa chất này được xếp vào nhóm có khả năng gây kích ứng da và có thể mang đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Theo Sở Y tế và Dịch vụ cao cấp New Jersey đã đề cấp hóa chất này vào Hazardous substance fact sheet đây là chất nguy hiểm với:

  • p-phenylenediamine có thể gây ảnh hưởng đến chúng ta qua cả đường hô hấp và da. Khi tiếp xúc thành phần này có thể gây kích ứng, nóng rát da và mắt thâm chí có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng.
  • Hít phải p-phenylenediamine có thể gây dị ứng mũi, phổi dẫn đến ho, hắt hơi hay khó thở.
  • Tiếp xúc trực tiếp với hóa chất này có thể gây tăng huyết áp, buồn nôn, chóng mặt, co giật, hôn mê.
  • Tiếp xúc với p-phenylenediamine ở nồng độ cao có thể gây đau đầu, chóng mặt, da tái xanh thập chí gây khó thở dẫn đến tử vong.

Ngoài p-phenylenediamine, bạn cũng cần để ý những cái tên sau đây: Para-phenylenediamine; 4-aminoaniline; 1,4-benzenediamine; p-diaminobenzene; 1,4-diaminobenzene; 1,4-phenylene diamine.

Ngoài ra, o-phenylenediamine và m-phenylenediamine cũng được Sở Y tế và Dịch vụ cao cấp New Jersey ghi nhận nhiều mặt trái nguy hại nổi bật:

  • o-phenylenediamine:
    • Tiếp xúc nhiều lần có thể gây nhạy cảm, nóng rát vùng da và mắt, mũi và có thể dẫn đến chóng mặt, buồn nôn...
    • Nếu tiếp xúc với o-phenylenediamine trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ ung thư (đã được kiểm nghiệm trên động vật), gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, kích ứng da…
  • m-phenylenediamine: Hóa chất này có thể xâm nhập qua da, gây nhạy cảm da và mắt khi tiếp xúc. Nếu tiếp xúc với nồng độ cao, m-phenylenediamine có thể gây giảm khả năng vận chuyển Oxy trong máu, gây đau đầu, chóng mặt, da xanh, tái nhợt

Nước hoa, mùi hương hóa học

1. Fragrance, Parfum

Hay còn gọi là chất tạo mùi xuất hiện rộng rãi không chỉ ở nước hoa mà còn nhiều sản phẩm chăm sóc da khác. Thông thường, những chất này có nguồn gốc từ dầu mỏ. Chất tạo mùi không chỉ chứa mùi hương mà còn chứa dung môi, chất ổn định, chất hấp thụ tia cực tím, chất bảo quản…

Mặc dù khá phổ biến, nhưng vì để đảm bảo lợi ích thương mại, các sản phẩm thường không liệt kê chính xác tên thành phần mà chỉ sử dụng các từ như Fragrance hay Parfum.

thanh phan doc hai trong my pham 5

Mùi hương trong mỹ phẩm có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng

Ẩn sau mùi hương làm say đắm lòng người ấy có chứa tới 3059 nguyên liệu và trong số nguyên liệu này đã được ghi nhận ảnh hưởng nghiêm trọng đến với sức khỏe như ung thư, khả năng sinh sản, dị ứng, thần kinh...

Cùng Dr. Baumann điểm qua một số thành phần nguy hại có trong chất tạo mùi, nước hoa nhé!

  • Acetaldehyde: Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thần kinh , thận và có thể gây ung thư ở người.
  • Benzophenone - Gây rối loạn nội tiết tố, thúc đẩy hình thành khối u trong tế bào gan
  • Butylated hydroxyanisole (BHA): gây rối loạn nội tiết tố, gây ung thư ở người
  • Benzyl benzoate có thể gây kích ứng, bỏng...
  • Butoxyethanol: gây kích ứng da, mắt, cổ họng. Phơi nhiễm có thể dẫn đến tiểu ra máu, nôn mửa, gây tổn thương lâu dài đối với gan, thận, hệ thần kinh, hô hấp và tế bào máu. Ngoài ra đâu là chất có thể gây ung thư

Trên đây chỉ là một số ít thành phần gây hại có trong một mùi hương. Nên để đảm bảo an toàn dài lâu cho bạn và cả người xung quanh hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm không chứa chất tạo mùi hay sử dụng mùi hương tự nhiên, dịu nhẹ

2. Phthalates

Là một trong những thành phần phổ biến trong mỹ phẩm đặc biệt là sơn móng tay, keo dán mi, nước hoa… Hiện có loại Phthalates được sử dụng, bao gồm:

  • Dibutyl phthalate (DBP) thường có mặt trong sơn móng tay
  • DEP thì xuất hiện nhiều trong sản phẩm có mùi và để hương lưu lâu hơn. Thông thường chúng không được đề cập để bản thành phần mà dùng chung với từ “fragrance” (mùi hương)
  • Di-2-ethylhexylphthalate (DEHP) xuất hiện trong keo dán mi và vô vàn sản phẩm khác.

thanh phan doc hai trong my pham 11

Phthalates không chỉ đến từ mỹ phẩm

Thành phần này đã bị cấm sử dụng tại Châu Âu nhưng vẫn tiếp tục xuất hiện ở các mỹ phẩm từ Hoa Kỳ. Nguyên do khiến Phthalates bị cấm tại nhiều quốc gia bởi chúng mang đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

  • Rối loạn nội tiết tố: Ủy ban Châu Âu đã công bố cả DBP và DEHP có khả năng gây rối loạn nội tiết tố. Nếu như phụ nữ mang thai hay đang cho con bú tiếp xúc với thành phần này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe giới tính của bé trai như tăng quá trình nữ tính hóa xảy ra, thay đổi hormone.
  • Gây ảnh hưởng xấu đến sinh sản đã được cơ quan Hóa chất Châu Âu xác nhận đối với DEHP và DBP. Ở nam giới, thành phần này khiến sức khỏe tinh trùng suy giảm, khiến bộ phận sinh dụng ở bé trai bị thay đổi trong thời kỳ mang thai.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư: DEHP gây ra ung thư ở động vật và có đủ bằng chứng và khả năng cho thấy thành phần này cũng có thể gây ung. Kết luận này đã được National Toxicology Program and U.S. Environmental Protection Agency báo cáo vào tháng 8 năm 2022.

Mặc dù, đây là thành phần có tốc độ bán phân hủy trong mô khá nhanh, khoảng 12 tiếng. Nhưng theo thời gian, Phthalates vẫn gây ảnh hưởng xấu đến làn da và sức khỏe con người. Không những thế, thành phần này dễ dàng xâm nhập vào đất, nước, không khí gây ô nhiễm môi trường sống.

DƯỢC MỸ PHẨM DR.BAUMANN NÓI KHÔNG THÀNH PHẦN ĐỘC HẠI

 

 

Trong suốt 30 năm hoạt động, Dr. Baumann là thương hiệu dược mỹ phẩm đầu tiên và duy nhất trên toàn cầu đạt toàn bộ chỉ tiêu trong tiêu chuẩn Bionome - Tiêu chuẩn an toàn, đạo đức và nhân văn dành cho mỹ phẩm số 1 thế giới với 8 KHÔNG:

  • 1. KHÔNG chất bảo quản hóa học
  • 2. KHÔNG dầu khoáng
  • 3. KHÔNG hương liệu
  • 4. KHÔNG chất tạo màu
  • 5. KHÔNG chống nắng hóa học
  • 6. KHÔNG oxygen
  • 7. KHÔNG dẫn xuất từ động vật
  • 8. KHÔNG bao bì dư thừa

Hiện nay, Dr. Baumann sở hữu 4 dòng sản phẩm với những đặc điểm ưu việt khác nhau nhưng tất cả đều đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn Bionome. Không những thế, dược mỹ phẩm Dr. Baumann xây dựng bảng thành phần ĐỦ và ĐÚNG với nhu cầu của từng làn da da dựa trên cơ sở khoa học giải phẫu lần da và sự kết hợp hòa hợp của từng thành phần.

Theo chính nhà sáng lập Dr. Baumann là Dr. Henrich và Dr. Baumann, tiêu chuẩn Bionome đã giúp hiện thực hóa một cuộc sống khỏe mạnh lý tưởng cho cả con người và toàn thể sinh vật sống trên Trái Đất này - Bắt nguồn từ những điều tinh khiết, an toàn và thuận tự nhiên.

/