Ranh giới giữa mỹ phẩm làm đẹp và mỹ phẩm làm độc hại đang ngày càng mong manh. Từ bao giờ, sự xuất hiện của những thành phần có hại trở thành "quen mặt" trong một lọ mỹ phẩm, có thể kể đến như: Chất bảo quản, hương liệu hóa học, dầu khoáng, chất tạo màu hóa học, chất chống nắng hóa học có hại, dẫn xuất từ động vật. Làn da của bạn, sức khỏe của bạn và môi trường sống của chúng ta, tất cả đều bị ảnh hưởng bởi quá nhiều thành phần làm đẹp gây độc trong mỹ phẩm. Vì làn da, sức khỏe và môi trường ngày mai, thương hiệu Dr. BAUMANN khởi xướng chương trình GIẢI CỨU LÀN DA, GIẢI CỨU MÔI TRƯỜNG - loại bỏ những thành phần gây hại ra khỏi sản phẩm. Cùng lựa chọn sản phẩm an toàn để an tâm làm đẹp.
Nhưng trước tiên, chúng ta cần phải biết đâu là những thành phần có hại cho da, có thể đến hơn 1000+ thành phần có hại với nhiều tên gọi khác nhau. Vậy nên tại đây Dr.Baumann Việt Nam sẽ tổng hợp lại những nhóm chất có thành phần gây hại cho da. Để biết thêm chi tiết, hãy tìm đến trực tiếp Dr.Baumann để được hướng dẫn.
1. Nhóm chất bảo quản
Chất bảo quản có thể được sử dụng trong mỹ phẩm để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại và nấm mốc. Paraben và chất bảo quản giải phóng formaldehyde là những chất bảo quản thường được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân.
Paraben không tan trong nước và có thể xâm nhập vào da. Do đó, việc sử dụng lặp đi lặp lại một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm có chứa paraben có thể đồng nghĩa với việc tiếp xúc gần như liên tục. [1] Parabens đã được tìm thấy trong gần như tất cả các mẫu nước tiểu của người lớn Hoa Kỳ bất kể nguồn gốc dân tộc, kinh tế xã hội hoặc địa lý. [2]
Chất bảo quản giải phóng formaldehyde từ từ giải phóng formaldehyde để tiêu diệt vi khuẩn trong các sản phẩm làm từ nước. Một nghiên cứu đã xác định rằng thời gian bảo quản lâu hơn và nhiệt độ cao hơn sẽ làm tăng lượng formaldehyde giải phóng từ các chất bảo quản giải phóng formaldehyde và cuối cùng có thể dẫn đến những lo ngại về sức khỏe nghiêm trọng hơn. [3]
Trong báo cáo năm 2016, các sản phẩm trang điểm dành cho trẻ em, chúng tôi đã tìm thấy ít nhất một paraben, một hợp chất gây rối loạn nội tiết, trong 34% sản phẩm chỉ khi đọc nhãn. Hai hoặc ba paraben được tìm thấy trong 3% sản phẩm. Chúng tôi cũng tìm thấy chất bảo quản giải phóng formaldehyde trong 3% sản phẩm khi đọc nhãn. [4]
Một nghiên cứu giám sát sinh học gần đây được thực hiện tại UC Berkeley đã phát hiện ra sự giảm thiểu đáng kể các hóa chất độc hại trong cơ thể của một chục thanh thiếu niên California đã giúp cơ hội gần với cái đẹp của họ càng dễ dàng. Các cô gái đã giảm từ 25 đến 40% 4 hóa chất gây rối loạn nội tiết - phthalates, paraben, ticlosan, oxybenzone - chỉ sau 3 ngày chuyển từ các sản phẩm có chứa các hóa chất độc hại này sang các sản phẩm không chứa. [5] Nghiên cứu này chứng minh rằng nếu bạn loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi mỹ phẩm, cơ hội khỏe mạnh càng dễ dàng để được đẹp lâu.
Có thể tìm thấy ở các sản phẩm:
Nước hoa; Son môi; Dầu gội đầu; Dầu dưỡng tóc; Kem dưỡng da; Kem dưỡng; Sữa rửa mặt và sữa tắm; Sơn móng tay; Keo dán móng tay; Keo vuốt tóc; Sản phẩm làm mượt tóc; Dầu gội trẻ em; Sữa tắm / xà phòng; Mỹ phẩm có màu; Những loại chống lão hóa.
Các thành phần: BHA (Butylated hydroxyanisole); 2-bromo-2-nitropropan-1,3-diol (bromopol) và glyoxal; Benzoic Acid; Benzyl este; Benzylate; Butylparaben; Diazolidinyl urea; DMDM hydantoin; Ethylparaben; Fomanđehit; Imidazolidinyl urea; Isobutylparaben; Isopropylparaben; Methylchloroisothiazolinone (CMIT): 5-Chloro-2-methyl-4-isothiazolin-3-one và MCI. Phenoxyetanol; 2-Phenoxyethanol, Euxyl K® 400 (hỗn hợp Phenoxyethanol và 1,2-dibromo-2,4-dicyanobutan), PhE. Triclosan (TSC) và triclocarban (TCC). Methylisothiazolinone (MIT): 2-methyl-4-isothiazoline-3-one, chất bảo quản Neolone 950, MI, OriStar MIT và Microcare MT; Methylparaben; Các thành phần khác kết thúc bằng –paraben; Polyoxymethylene urê; Propylparaben; Quaternium-15; Natri hydroxymethylglycinat |
2. Chất tạo mùi
Trong mỹ phẩm, hương liệu được liệt kê trong nhãn thành phần với tên gọi “Fragrance/ Perfume/ Parfum” (và một số từ đồng nghĩa khác). Điều này cho biết sản phẩm có hương liệu nhưng không biết chính xác chúng được cấu tạo từ những chất gì. Việc có sự xuất hiện của những tạo mùi có thể tăng nguy cơ lão hóa. Ngoài ra một số chất độc hại làm tăng nguy cơ hình thành bệnh lý về da, cơ thể.
Vào ngày 13/8, Cục Quản lý Dược cho biết các chất lyral, atranol, chloroatranol được đưa vào danh sách không được phép sử dụng trong mỹ phẩm. Do đó kể từ ngày 23/8, các sản phẩm mỹ phẩm có thành phần chứa các Lyral không được tiếp tục công bố. Với sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất trên đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm thì chỉ được lưu hành đến ngày 23/8/2021.
Đặc biệt đã có đến hơn 1.468 phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm bị Cục Quản lý Dược & Bộ Y tế thu hồi do chứa các thành phần hương liệu cũng như những thành phần gây hại khác cho làn da và sức khỏe của người sử dụng.
Hơn hết một điều đáng để bạn quan tâm đó là không phải cứ sản phẩm của thương hiệu lớn thì sẽ không chứa, mà hầu như có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc khiến bạn bất ngờ, xem link đính kèm
Những thành phần thuộc nhóm: Butylphenyl Methylpropional/ p-BMHCA (Lilial), Fragrance, Lyral, Parfum, Perfume, Toluen cũng được liệt kê thuộc dạng nguy hiểm. |
3. Chất tạo màu
Chất tạo màu đỏ, cam, hồng,...mà bạn thường thấy và sử dụng hầu hết đều sử dụng bởi thành phần từ hóa chất và nhân tạo. Việt sử dụng các thành phần tạo màu trong mỹ phẩm có thể mang đến nhiều tác hại như Gây ung thư, độc tính trên gen, độc tính thần kinh, gây kích ứng da, tăng mức độ nhạy cảm, nhanh lão hóa. Hãy chỉ nên chọn những thành phần được tạo nên từ khoáng chất, điển hình là từ Titanium Dioxide. Đây là thành phần khoáng chất được FDA và Châu Âu đánh giá cao về độ an toàn cũng như là khả năng chống nắng. Bên cạnh đó thành phần này cũng có khả năng tạo màu tự nhiên chỉ có ở những mỹ phẩm an toàn
Do đó không phải càng nhiều màu sắc thì sẽ càng tốt. Hãy chọn những sản phẩm có thành phần tạo màu được lấy từ nguồn là khoáng chất để mang đến một làn da khỏe mạnh và an toàn trước khi muốn thật sự đẹp. Tuy các thành phần tạo màu như titanium dioxide sẽ có giá thành cao vì giá trị của nó, tuy nhiên nếu muốn làn da được đẹp thật sự và luôn khỏe mạnh, hãy chọn sự an toàn cho chính làn da của mình.
Các nhóm thành phần tạo màu: Chì (lead), Coal tar, Carbon black, Pigment, Thạch tín (asenic) |
4. Chất chống nắng hóa học
Khi mức độ phủ sóng của kem chống nắng ngày càng rộng rãi, cũng là lúc những nghiên cứu, phân tích khoa học về thành phần được tiến hành nhiều hơn. Từ đây, hàng loạt cái tên bị liệt kê vào danh sách nguy hiểm. Đáng lo ngại hơn, những cảnh báo này không dừng lại ở làn da, mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, trở thành mầm mống của ung thư.
Các thành phần chống nắng hóa học thuộc danh sách cấm bạn nên chú ý: Avobenzone, Benzen, Homosalate, Octinoxate, Octisalate, Oxybenzone. Chính xác hơn sẽ là những thành phần có tên gọi như thế này sẽ xuất hiện trên bảng thành phần sản phẩm mà bạn dùng: 3 BC , 3-Benzylide Campher , 4 MBC , 4-Methylbenzylidenecampher , Benzophenone-3 , HMS , Homomenthylsalicylat , Octyl Methoxycinnamate , Octyl-Dimethyl-Para-Amino, Benzoic-Acid , OD-PABA, OMC , Oxybenzone |
5. Dầu khoáng
Dầu khoáng hay còn gọi là mineral oils , khi sử dụng sản phẩm có chứa dầu khoáng, bạn sẽ thấy da trở nên ẩm mịn cấp tố. Tuy nhiên, đó cũng là lý do dầu khoáng thuộc thành phần cần cảnh báo. Vì thực tế khi có dầu khoáng trên bề mặt, nó sẽ tạo một cảm giác ảo rằng da đã đủ dầu và ngăn dầu hình thành trên da. Nhưng đây là nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị bít tắc, sau một vài tiếng da sẽ bị đổ dầu nhiều hơn và gây mụn trên da. Đặc biệt chúng có dẫn xuất từ xăng dầu và có giá thành rẻ nên được rất nhiều nhà sản xuất lựa chọn để tiết kiệm chi phí sản xuất.
Dầu khoáng được thoa lên da vô tình tạo thành một “chốt phong tỏa”, ngăn cản những tín hiệu từ bên ngoài vào trong, đồng thời, cản trở chức năng từ trong ra ngoài. Lâu dần, khả năng hoạt động của tuyến dầu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng rào bảo vệ da không thể thực hiện đúng chức năng, và khuẩn mụn có thể tự do sinh sống và phát triển trên da.
Lợi ích mà dầu khoáng mang lại chỉ là ngắn hạn, song nguy cơ mà chúng ảnh hưởng làn da có thể kéo dài rất lâu. Do đó, đọc kỹ bảng thành phần, chọn lọc thành phần phù hợp là điều tối quan trọng khi sử dụng 1 sản phẩm cho da.
Các tên gọi của dầu khoáng: Liquid paraffin, Liquid petroleum, Paraffin oil, Petroleum oil, White oil |
6. Và những thành phần khác
Ngoài ra trong rất nhiều sản phẩm cón có chứa các thành phần khác với nhiều công dụng như trị mụn, trị nám, làm trắng da nhưng hiệu quả thì 1 còn hệ quả thì tới 10. Những thành phần dễ khiến bạn bị mắc bẫy như:
Acid Azelaic (trong sản phẩm trị mụn), Hydroquinone(trong sản phẩm trị nám trắng da), Sulfates, Triclosan,... |
Acid Azelaic là thành phần thường được ca ngợi có khả năng trị mụn thần thánh. Thích hợp cho các làn da dầu mụn. Tuy nhiên sự thật mà các nhà nghiên cứu đã tìm ra là khi sử dụng thành phần này ở nồng độ quá cao, làn da sẽ dễ dàng bị kích ứng, khô và trở nên nhạy cảm.
Hydroquinone: Theo báo cáo của Cosmetic Ingredient Review (CIR) vào năm 2014, nồng độ cho phép của Hydroquinone trong mỹ phẩm từ 1% trở xuống nhưng không được dùng liên tục trong một thời gian dài. Ở các nước Châu Âu, Hydroquinone được phép dùng trong các sản phẩm sơn móng tay nhưng phải đảm bảo là nồng độ dưới 0.02%, đặc biệt Hydroquinone không được phép có mặt ở trong các sản phẩm chăm sóc da hoặc tóc. Sở dĩ việc quy định hạn hẹp về nồng độ Hydroquinone trong mỹ phẩm là vì khả năng gây tác dụng phụ của hoạt chất này, bao gồm ngứa, ban đỏ, kích ứng, viêm da tiếp xúc… Ngoài ra, Hydroquinone còn được báo cáo là tác nhân gây độc tế bào mạnh, đột biến DNA và nguy cơ ung thư khi sử dụng ở nồng độ cao (2% - 5%) và tiếp xúc lâu dài.
SulfatesNhưng điều đó không có nghĩa là nó tốt cho làn da của bạn. Nếu bạn có làn da thiên khô, nhạy cảm, dễ kích ứng thì không nên dùng các sản phẩm tẩy rửa chứa SLS còn ngược lại nếu bạn có làn da nhiều dầu, thích các sản phẩm tạo bọt thì có thể lựa chọn các hóa mỹ phẩm có sulfate. Lượng cho phép của chất hoạt động bề mặt SLS và SLES trong mỹ phẩm là dưới 40mg/m3.
Một nghiên cứu năm 2003 của Đức phát hiện ra rằng SLS gây mất nước cho da. Năm 2008, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu cho thấy SLS phá vỡ chức năng hàng rào tự nhiên của da gây ngứa, bong tróc, khô và đỏ. Và khi bạn sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da, kem dưỡng ẩm có chứa sunfate sẽ càng gây rối loạn chức năng rào cản của da.
Triclosan Theo Tạp chí Độc chất học và Sức khỏe Môi trường, nó dễ dàng hấp thụ vào da và có thể dẫn đến các vấn đề sinh sản, phản ứng miễn dịch và chức năng tim mạch khi bị phơi nhiễm ở ngoài ánh nắng mặt trời. Tại Hoa Kỳ, các nhà sản xuất sản phẩm có chứa #triclosan phải ghi rõ sự hiện diện của nó trên nhãn. Ở Châu Âu, triclosan được quy định là chất bảo quản mỹ phẩm và phải được ghi trên nhãn. Việc sử dụng triclosan trong các sản phẩm mỹ phẩm đã bị hạn chế bởi ủy ban EU vào ngày 9 tháng 4 năm 2014.
Nếu sử dụng sản phẩm chống nắng có chứa TRICLOSAN, làn da sẽ có khả năng rối loạn hormone và gia tăng khả năng ung thư da ngay cả khi bạn đã thoa đủ lượng chống nắng mỗi ngày.
GIẢI CỨU LÀN DA, GIẢI CỨU MÔI TRƯỜNG - HÀNH ĐỘNG NHÂN VĂN VÌ LÀN DA, VÌ SỨC KHỎE, VÌ MÔI TRƯỜNG
Đăng ký tham gia chương trình hot nhất dịp cuối năm Thu cũ đổi mới - Giải cứu làn da, giải cứu môi trường cùng Dr.Baumann |
Tài liệu tham khảo
Prusakiewicz JJ, Harville HM, Zhang Y, Ackermann C, Voorman RL. Parabens inhibit human skin estrogen sulfotransferase activity: possible link to paraben estrogenic effects. Toxicology. 2007 Apr 11;232(3):248-56.
Ye X., et al., Parabens as urinary biomarkers of exposure in humans. Environmental Health Perspectives, vol. 114, pp 1843-1846, 2006. Available online: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17185273/. Accessed April 22, 2022.
Lv, C., Hou, J., Xie, W., & Cheng, H. (2015). Investigation on formaldehyde release from preservatives in cosmetics. International journal of cosmetic science.
Engel C, Nudelman MA, Rasanayagam S, Witte M. Pretty Scary 2 Unmasking toxic chemicals in kids’ makeup. Campaign for Safe Cosmetics. 2016 Oct. Available online
Harley KG, Kogut K, Madrigal DS, Cardenas M, Vera I, Meza-Alfaro G, She J, Gavin Q, Zahedi R, Bradman A, Eskenazi B. Reducing phthalate, paraben, and phenol exposure from personal care products in adolescent girls: Findings from the HERMOSA intervention study. Environ. Health Perspect. 2016 Mar 7.
Trực tiếp:
Showroom 1: 397B Võ Văn Tần, P.5, Q.3, Tp.HCM
Showroom 2: 23 Nguyễn Thị Thập, P.Tân Hưng, Q.7, Tp.HCM
Online:
Fanpage facebook: Dr. Baumann Việt Nam
Website chính hãng: DrBaumann.vn
Hotline: 0934 447 514